Từ cậu bé thổi khèn đám ma tới kỷ lục gia châu Á

TPO - Khác với trên sân khấu lúc nào cũng trịnh trọng comlê cà vạt, Mai Đình Tới ngoài đời ăn mặc khá giải dị, chỉ áo sơm mi quần tây, có dáng vẻ của một công chức hơn là một ông nghệ sỹ nổi danh. Mới gặp, có vẻ Mai Đình Tới ít nói nhưng khi đã thân thì ngược lại, Mai Đình Tới sẵn sàng nói cả ngày về những ước mơ, những dự án đang ấp ủ.

Từ cậu bé thổi khèn đám ma tới kỷ lục gia châu Á

TPO - Khác với trên sân khấu lúc nào cũng trịnh trọng comlê cà vạt, Mai Đình Tới ngoài đời ăn mặc khá giải dị, chỉ áo sơm mi quần tây, có dáng vẻ của một công chức hơn là một ông nghệ sỹ nổi danh. Mới gặp, có vẻ Mai Đình Tới ít nói nhưng khi đã thân thì ngược lại, Mai Đình Tới sẵn sàng nói cả ngày về những ước mơ, những dự án đang ấp ủ.

 

Phù thuỷ của âm thanh

Sinh ra ở miền quê Vĩnh Lộc- Thanh Hoá, như nhiều đưá trẻ khác ở miền Bắc thời kỳ ấy, Tới sống với mẹ bởi bố đã vào chiến trường B đánh Mỹ. Nhưng mẹ đi làm suốt ngày nên Tới lại chỉ quanh quẩn bên ông nội.

Ngoài trông cháu, ông nội còn có nghề thổi khèn đám ma nên hay cho chaú đi theo. Thấy ông thổi, cậu bé Tới cũng tập toẹ cầm kèn, phùng mang trợn má thổi toe toe làm vui. Thấy cháu có vẻ thích kèn, ông đã dạy cho chaú tập chơi và kết quả là trong ban nhạc đám ma của ông đã có thêm một tay kèn nhí. Suốt bao nằm trời, tuổi thơ của Tới đã được gắn với tiếng kèn đám ma.

Thậm chí khi đã trưởng thành, Tới cũng có mơ ước được làm một nghệ sỹ thổi kèn. Nhưng 2 lần đi thi vaò nhạc viện Hà Nội, Tới đều bị rớt bởi Tới chỉ biết thổi kèn đám ma, chẳng biết đọc một nốt nhạc nào. Mãi đến năm 1978, Tới đã được học đôi chút về nhạc lý và sau đó đỗ vào Nhạc viện. “Tôi còn nhớ ngày đó tôi vui làm, cả một vùng chỉ tôi tôi đậu vào Nhạc viện, ai cũng vui. Mẹ tôi đã bán cả 3 tạ thóc mua cho tôi chiếc xe đạp để tôi đi học”.

 

Tốt nghiệp khoa Âm nhạc dân tộc năm 1993, Mai Đình Tới tham gia công tác ở đoàn nghệ thuật Tuồng Trung ương. Sau đó do một số tỉnh phiá Nam cần tăng cường nghệ sỹ, Mai Đình Tới được chuyển công tác vào Nam, tham gia giảng dạy tại trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Đồng Nai.

 

Ngoài ra anh còn tham gia biểu diễn taị đoàn ca múa nhạc Bà Rịa- Vũng Tàu. Rồi anh còn đi diễn thêm các show ở ngoài.

“Ban ngày tôi dạy ở Biên Hoà, chiều lại đón xe về Vũng tàu hay lên TPHCM để tối biểu diễn. Sáng sớm hôm sau lại quay về Biên Hoà để dạy. Người ngoài nhìn vào cứ tưởng tôi làm nhiều như thế chắc thu nhập cũng khá, đâu có ai biết rằng nghệ sỹ đàn dân tộc beò lắm. Làm nhiều nhưng chỉ tạm đủ sống thôi”- Mai Đình Tới tâm sự.

Biết rằng nếu cứ như thế thì cuộc sống sẽ khó mà khá nổi, Mai Đình Tới đã tìm cách sáng tạo trong nghệ thuật. Từ chuyện đánh trống bằng 3 dùi cho tới tới thổi tiêu bằng lỗ mũi, rồi vừa thổi saó vừa đánh trống … Rồi chế tạo nhạc cụ bằng những vật dụng trong nhà như ống nước, chai nước ngọt, chiếc chén ăn cơm… Mai Đình Tới lao vào tìm tòi sáng taọ một cách say mê.

“Có thể có những người cũng có sáng tạo còn nhiều hơn tôi nhưng họ chưa kiên trì đeo đuổi tới cùng. Với tôi đã làm thì phải làm tới nơi tới chốn, không được bỏ giữa chừng hay là làm qua loa”.

Mai Đình Tới tự ví sự nghiệp như là một chiếc cầu thang có nhiều nấc, ai có đủ sự kiên nhẫn thì mới có thể lên đến bậc thang cuối cùng, còn đa số mọi người đều dừng lại ở giữa chừng. Anh kể, để có thể vừa thổi sáo bằng 2 tay và vừa chơi trống bằng 2 chân, Mai Đình Tới đã phải mất 7 năm trời khổ luyện.

Mai Đình Tới đã tập luyện tới mức 2 cổ chân sưng phủ lên, phải chống nạng để đi lại. Rồi tập nhiều tới mức nằm ngủ 2 cổ chân cũng cựa quậy cả đêm. 7 năm kiên trì chỉ cho 1 tiết mục có vài phút trên sân khấu nhưng Mai Đình Tới tự hào là chưa có ai có thể làm được như anh. Thành tích thổi sáo chơi trống đầy điệu nghệ của Mai Đình Tới đã được giới chuyên môn ghi nhận với Huy chương Bạc tại cuộc thi Diễn tấu nhạc cụ toàn quốc năm 1992.

Nhưng Mai Đình Tới không dừng lại ở đó, anh say mê tìm tòi để sáng tạo ra nhiều nhạc cụ khác từ những vật dụng bình dị, quen thuộc với cuộc sống mọi người. Chiếc đàn nhị bằng bóng đèn nêon, cây sáo bằng ống pô xe máy hay chiếc tiêu có thể thổi bằng lỗ mũi...

Những nhạc cụ do anh tự sáng chế này luôn chơi rất hay, thậm chí còn có thể đứng chung dàn với dàn nhạc mà các chuyên gia âm nhạc khó tính mấy cũng thừa nhận độ chuẩn về âm. Với những nhạc cụ này, Mai Đình Tới đi diễn hàng đêm ở nhiều sân khấu trong cả nước, thậm chí cả ở những sân khấu nước ngoài.

Và Mai Đình Tới đã được mệnh danh là "Phù thuỷ" của âm thanh và anh đã được vinh dự ghi tên mình vào sách Kỷ lục Guinness Việt Nam, Kỷ lục Vàng Những chuyện lại Việt Nam... Năm 2004 Mai Đình Tới còn lằm riêng hẳn 1 liveshow để trình diễn tài nghệ của mình.

Kỷ lục gia châu Á

Không dừng lại ở việc sáng tạo những nhạc cụ đơn giản, năm 2008, Mai Đình Tới một lần nữa gây xôn xao khi chế tạo hẳn một sân khấu nhạc cụ. Với 1.500 ống nước bằng nhựa, Mai Đình Tới đã lắp ghép thành một sân khấu rộng 7m, cao 6m và sâu 5,5m. Với hơn 10 loại nhạc cụ được chế trực tiếp từ ống nước có thể cùng 1 lúc 10 nhạc công có thể chơi được đàn tranh, đàn nhị, đần bầu, guitar, sáo, trống, Krongput...

Với nhiều thể loại nhạc từ nhạc trẻ, hay thậm chí cả cải lương, quan họ, sân khấu ống nhựa này đủ mọi điều kiện để các nhạc công có thể trổ tài... Dàn nhạc chế từ ống nước này đã được đặt tại côngviên Đầm Sen để giới thiệu cho du khách, nhiều ban nhạc nổi tiếng TPHCM đã chơi trên sân khấu này bằng chính những nhạc cụ tự chế trên.

Và một lần nữa Mai Đình Tới đã ghi tên mình vào sách Kỷ lục Guinness Việt Nam với "Tổ hợp sân khấu- Dàn nhạc bằng ống nhựa lớn nhất Việt Nam." Suốt mấy năm trời, dàn nhạc ống nước này là điểm đến thu hút rất nhiêu du khách tại Đầm Sen. Để có được kỷ lục này, theo Mai Đình Tới thì ông đã mất 4 năm tìm tòi, sáng tạo từ rất nhiều chất liệu như tre, gỗ, ống sắt, ống nhôm. Mỗi một chất liệu đều có một đặc thù riêng nhưng để ghép lại thành những nhạc cụ hoàn chỉnh thì phải tới khi ông thử nghiệm với ống nước.

Nhưng không phải dễ dàng bởi ống nước cũng có nhiều loại, Mai Đình Tới đã phải tìm rất nhiều mới phát hiện ra loại ống nước Đạt Hoàng có đủ những yêu cầu để chế tạo. Nhưng để cho âm thanh có thể đạt chuẩn lại phải tìm từng kích cỡ ống, thậm chí cả loại keo dán khác nhau cho từng vị trí, từng nhạc cụ. Hàng trăm lần thử đi thử lại, Mai Đình Tới mới dám đưa ra trình diễn trước khán giả.

Không dừng lại ở đó, vào cuối tháng 10 này, Nghệ nhân họ Mai tiếp tục làm một cú đột phá mới khi tiếp tục chế tạo một sân khấu nhạc bằng ống nước lớn hơn nữa. Đó là một sân khấu bằng ống nhựa dài tới 12m, cao 8m và rộng cũng 8m. Sâu khấu này sẽ chứa tới 20 nhạc cụ bao gồm bộ gõ, bộ dây và bộ hơi cho 20 nhạc công có thể trình diễn cùng một lúc.

Trên sân khấu sẽ có nhiếu nghệ sỹ nổi tiếng tham gia trình diễn như nhóm dàn dân tộc của nghệ sỹ Hải Phượng, nhóm Châu Flamego, các nghệ sỹ như Quế Trân hát cải lương, Thu Hoài hát quan họ... Và dĩ nhiên trong đêm diễn sẽ không thể thiếu những tiết mục trình diễn độc đáo của Mai Đình Tới, những tiết mục đã làm lên tên tuổi của ... phù thuỷ âm thanh.

Đêm trình diễn duy nhất vào ngày 26-10 cũng sẽ có sự tham gia của đại diện Tổ chức kỷ lục châu Á và Mai Đình Tới sẽ được công nhận là người sáng tạo sân khấu dàn nhạc bằng nhựa ống nước lớn nhất Châu Á.

Những ngày này gặp Mai Đình Tới thật khó khăn. Ông vẫn phải đi trình diễn ở khắp các sân khấu trong cả nước lại vừa phải giám sát các công nhân làm sân khấu.

Tranh thủ gặp phóng viên giữa lúc giải lao ở sâu khấu đang dở dang, ông bảo: "Tôi nghĩ tôi cũng chẳng có gì đặc biệt đâu. Những điều tôi làm ai cũng có thể làm được nếu có sự đam mê và đeo đuổi tới cùng. Tôi cũng mong qua kỷ lục này sẽ có nhiều ngừoi trên thế giới biết hơn về sự phong phú của âm nhạc Việt Nam cũng như sự sáng tạo đa dạng của người Việt".

Nhưng Mai Đính Tới cũng tỏ ý buồn bởi không giống như lần trước, sân khấu của ông ở Đầm Sen còn tồn tại tới hơn 3 năm, còn lần xác lập Kỷ lục châu Á này thì chỉ có duy nhất 1 đêm trình diễn. Đó là một sự phí phạm bởi sau đó sân khấu sẽ phải bị phá đi để trả lại mặt bằng. Ông đang mơ sẽ có một sâu khấu lâu dài để nhiều lớp nghệ sỹ có thể tới trình diễn, có thể tự do thể hiện tài năng.

"Tôi hy vọng sẽ có một tổ chức nào đó sẵn sàng hợp tác với tôi để cùng khai tác sân khấu này, chỉ có như thế thì kỷ lục của tôi mới thực sự có ý nghĩa"- Mai Đình tới chia sẻ.

Trọng Thịnh

Theo Đăng lại