Lệnh cấm không áp dụng với các dòng mới ra như iPhone XS, iPhone XS Plus hay iPhone XR, chưa xuất hiện trên thị trường khi công ty Qualcomm (Mỹ) chưa nộp đơn khiếu nại. Các dòng điện thoại chịu lệnh cấm chiếm 10-15% số điện thoại iPhone trên thị trường Trung Quốc, theo một chuyên gia của công ty chứng khoán Wedbush Securities.
Căn nguyên của sự việc bắt nguồn từ hãng sản xuất con chip Qualcomm, khiếu nại rằng hãng Apple đã vi phạm bản quyền của Qualcomm , thể hiện trên các dòng điện thoại iPhone 6S, iPhone 6S Plus, iPhone 7, iPhone 7 Plus, iPhone 8, iPhone 8 Plus và iPhone X. Theo hãng này, ứng dụng của họ cho phép người dùng biên tập, chỉnh sửa ảnh, quản lý ứng dụng thông qua màn hình cảm ứng.
Phán quyết vừa được công bố, nhưng đã có hiệu lực từ cuối tuần trước trong khi Apple nói mọi dòng iPhone vẫn đang có mặt trên thị trường.
Chiều ngược lại, Apple cáo buộc Qualcomm “chơi trò bẩn”, bao gồm việc đòi bản quyền một ứng dụng mà các tòa án quốc tế đã phán quyết là vô hiệu. Apple nói sẽ đáp trả bằng các bước đi pháp lý.
Hôm thứ Hai, hãng sản xuất điện thoại Mỹ này đã nộp đơn khiếu nại, yêu cầu tòa xem xét lại quyết định của mình.
Mặc dù quyết định của tòa Trung Quốc gây ngạc nhiên, nhưng đặt trong bối cảnh đang có căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, câu hỏi liệu chính trị có đóng vai trò gì trong vụ việc này hay không đã được một số người đặt ra.
Apple và Qualcomm đã lôi nhau ra tòa ở nhiều nơi trên thế giới, không chỉ ở Trung Quốc.