Du khách trải nghiệm vô cùng ấn tượng về địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam, một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Đây là địa đạo có một không hai với khoảng 250 km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn với địa đạo như: Chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất giấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm…
Du khách được trải nghiệm làm du kích ở địa đạo. Với giá vé hơn 600.000 đồng, du khách sẽ mua được một bộ đồ bà ba, nón tai bèo, khăn rằn...
Được
bắn đạn thật trong trường bắn thể thao quốc phòng luôn mang lại cho du khách sự phấn khích, đây là trải nghiệm không phổ biến ở các điểm du lịch khác.
|
Du khách Tomas Wilson cùng bạn đến từ Australia chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi bắn súng thật, tôi đã bắn 10 phát súng AK47. Chắc chắn tôi sẽ quay lại nơi đây lần nữa vì được trải nghiệm môn thể thao hấp dẫn này". |
Du khách Tomas Wilson cùng bạn đến từ Australia chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi bắn súng thật, tôi đã bắn 10 phát súng AK47. Chắc chắn tôi sẽ quay lại nơi đây lần nữa vì được trải nghiệm môn thể thao hấp dẫn này".
Du khách Tomas Wilson cùng bạn đến từ Australia chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi bắn súng thật, tôi đã bắn 10 phát súng AK47. Chắc chắn tôi sẽ quay lại nơi đây lần nữa vì được trải nghiệm môn thể thao hấp dẫn này".
Du khách được hướng dẫn tư thế bồng súng đúng là đặt tay bên dưới ốp lót nòng, không để tay ở vị trí băng đạn.
Nữ du khách đang trải nghiệm súng trường tấn công M16. Mỗi viên đạn của các loại súng đều đồng giá 60.000 đồng/viên. Súng được khoá vào bệ, chỉ được bắn từng phát một. Người bắn sẽ được cung cấp chụp tai cách âm bảo vệ màng nhĩ.
Anh Chan - du khách Malaysia, cùng con trai trải nghiệm bắn đạn thật. Theo quan sát, anh mua ba lần vé, mỗi vé 10 viên để trải nghiệm bắn đạn thật.
Theo anh Nguyễn Tường Duy, nhân viên trường bắn, du khách phải đủ 18 tuổi và không sử dụng chất kích thích mới được mua vé trải nghiệm. Du khách sẽ tự chọn loại súng tại quầy bán vé, nhân viên kỹ thuật sẽ dựa vào thông tin vé để lắp đạn vào súng. Luôn có nhân viên giám sát, hỗ trợ người chơi bắn súng.
Nhặt vỏ đạn làm kỉ niệm cũng là sở thích của nhiều du khách. Tuy nhiên, với du khách nào di chuyển bằng đường hàng không sẽ được thông tin không được mang theo, kể cả các sản phẩm mỹ nghệ làm từ vỏ đạn.
Anh David đến từ Vương quốc Anh chia sẻ: "Cảm giác phải tả như thế nào nhỉ, ấn tượng lắm. Tôi thấy nội khu có cung đường trải nghiệm khá thú vị và hợp lý. Đầu tiên là xem qua các loại hầm chông, rồi chui địa đạo, bắn đạn thật xong là cũng thấy hơi đói rồi... ăn vài miếng khoai mì không gì hợp lý hơn. Đất nước các bạn có những người chiến sĩ thật phi thường".
Những bức ảnh tư liệu ghi lại khoảnh khắc đẹp thời chiến gây ấn tượng mạnh với nhiều du khách.
Ở Củ Chi, địa đạo có sớm nhất vào năm 1948 ở hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Lúc đầu chỉ có những đoạn ngắn cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu, về sau lan rộng ra nhiều xã. Từ năm 1961 - 1965, cuộc chiến tranh du kích của nhân dân ở Củ Chi đã phát triển mạnh khiến địch tổn thất lớn, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
Hiện nay, Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai địa điểm:
- Địa đạo Bến Dược (căn cứ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định) tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TPHCM, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1979.
- Địa đạo Bến Đình (căn cứ Huyện ủy Củ Chi) tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TPHCM, được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 2004.
Phạm Nguyễn