Trong một thông báo phát đi hôm 6/8, các nhà khoa học hàng đầu thế giới vừa cảnh báo, ngay cả khi nhân loại làm giảm phát thải khí nhà kính để phù hợp với các mục tiêu của hiệp ước khí hậu Paris, hành tinh tự nó có thể vẫn thắng thế và biến ngôi nhà chung của chúng ta trở thành “nhà kính địa ngục”.
Với kịch bản này, nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ ổn định ở mức 4 hoặc 5 độ C cao hơn so với mức nhiệt ở thời tiền công nghiệp, chứ không phải từ 1,5 đến 2 độ C được kêu gọi thực hiện trong hiệp ước 196 quốc gia.
Vì thế, thế giới đang phải vật lộn để hạn chế ô nhiễm carbon nhân tạo, tuy nhiên chỉ với mức nóng lên 1 độ C cho đến nay đã đủ để khuếch đại khả năng và cường độ của sóng nhiệt, gây ra hạn hán và siêu bão chết người.
Nói một cách đơn giản, biến đổi khí hậu tiếp tục vượt quá nỗ lực của con người đang nhắm đến chuyển đổi sang một nền kinh tế toàn cầu xanh sạch.
Nhưng những thách thức đó sẽ còn trở nên khó khăn hơn theo cấp số nhân nếu bản thân trái đất tham gia vào quá trình làm tăng nhiệt này, các nhà nghiên cứu đã báo cáo trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS).
Các “bể chứa” carbon đang đầy dần
Ngay cả khi lượng phát thải vẫn đang tăng, các khu rừng và đại dương đã cùng hấp thụ hơn một nửa lượng ô nhiễm carbon trong vài thập kỷ qua.
Nhưng các khu rừng đang bị thu hẹp lại còn các đại dương đang có dấu hiệu bão hòa CO2, theo các nghiên cứu gần đây.
Sự ấm lên toàn cầu ở mức 3 độ C có thể khiến tới 40% rừng Amazon bị chết, và quá trình này sẽ tiếp tục xảy ra mạnh mẽ hơn trong thế kỷ tiếp theo.Đó là chưa kể tới những đám cháy do tai nạn hoặc khai hoang đất đai có thể đẩy nhanh sự hủy diệt này.
Tại Canada, các khu rừng sinh khối hấp thụ CO2 trong hầu hết thế kỷ 20 đã bắt đầu biến mất tử khoảng năm 1970, chủ yếu do côn trùng và cháy rừng liên quan đến khí hậu.
Kết hợp với nhau, những khu rừng chết này sẽ thải ra hàng tỷ tấn carbon vào không khí.
Những lớp băng vĩnh cửu tan
Khí mê-tan và CO2 bị mắc kẹt trong lớp băng vĩnh cửu ở Nga, Canada và Bắc Âu sẽ tương đương với 15 năm phát thải ở mức hiện nay. Việc phát tán các loại khí này, mặc dù không đáng kể cho đến nay nhưng sẽ làm tăng tốc độ hâm nóng toàn cầu, và trên thực tế sẽ đẩy nhanh tiến trình phát tán của chính nó.
Tương tự như vậy, các dạng thành tạo giống như đá trong vùng nước biển nông gọi là mê-tan hydrat, nghi phạm chính cho các đợt nóng lên toàn cầu nhanh chóng của hàng triệu năm trước, cũng rất dễ dẫn đến sự nóng lên toàn cầu, nhưng ở ngưỡng nào vẫn chưa được biết.
Băng ít hơn=nhiệt độ cao hơn
Những biển băng đang nhanh chóng thu hẹp với tốc độ đáng kể, đặc biệt là ở Bắc Cực, điều này đồng nghĩa với lượng nước đại dương xanh thẳm sẽ chiếm vị trí của băng và hấp thụ nhiều hơn lượng bức xạ Mặt trời, khoảng 80% rồi phản xạ trở lại vào không gian
Bắc Cực có thể sẽ chứng kiến mùa hè không có băng đầu tiên trước giữa thế kỷ này
Trong bốn thập kỷ qua, mức độ băng biển đã giảm ít nhất là khoảng 40%.
Các chuyên gia chưa thống nhất về mức độ nóng lên toàn cầu đạt ngưỡng tới ngưỡng nào thì có thể làm ảnh hưởng tới những dải băng ở Tây Nam Cực và Greenland, và chúng sẽ tan nhanh với tốc độ bao nhiêu, nhưng tất cả đều đồng ý rằng chúng có thể bắt đầu tan ở mức tăng nhiệt độ từ 1đến 3 độ C.
Thảm họa sẽ xảy ra với nhân loại: 2/3 các siêu đô thị của thế giới sẽ thấp hơn so với mực nước biển 10 mét và là phần lớn đất nông nghiệp được sử dụng để cung cấp thực phẩm cho các siêu đô thị này.
Cùng với nó, các hồ chứa nước đông lạnh ở Tây Nam Cực và Greenland sẽ làm dâng mực nước đại dương lên 13 mét.
Một lượng nước nữa, có thể sẽ nâng mực nước biển cao 12 mét đang bị tích trữ tại một số phần của dải băng Đông Nam Cực, nơi dễ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hơn nhiều so với người ta đã từng nghĩ.
Hiệu ứng Domino
Tất cả các quá trình này có thể kết nối với nhau, từ một quá trình này sẽ dẫn đến việc kích hoạt các quá trình khác. Nguy cơ xảy ra hiệu ứng Domino rất có thể xảy ra khi nhiệt độ tăng thêm 2 độ C.
Hans Ghachim Schellnhuber, Giám đốc Viện nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam, Đức cho biết: “Điều này có thể đưa toàn bộ hệ thống Trái đất vào một phương thức hoạt động mới. Khả năng chịu đựng của thế giới ở mức tăng 4 hoặc 5 độ C có thể giảm xuống một phần tỷ.