Khó chồng khó
Chia sẻ với PV báo Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Luận - Nhà sáng lập thương hiệu cà phê nông sản Meet More cho biết, công ty đã hồi phục sản xuất được 70%. Tuy nhiên mới đây, DN nhận được thông báo của nhà cung cấp nguyên liệu sẽ tăng giá một số sản phẩm khiến đơn vị không khỏi lo lắng.
“Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu báo tăng giá thêm 20%. Thậm chí, có một số nguyên liệu trước đây chưa tăng thì bây giờ bắt đầu tăng 20%. Giá nguyên liệu cà phê tăng 30-35%, đường tăng nhiều nhất với trên 30%... Mức tăng cao đột ngột này gây không ít khó khăn cho DN, bởi sản phẩm của Meet More phần lớn xuất khẩu, có hợp đồng dài hạn nên không phải muốn tăng giá là tăng. Bây giờ nguyên liệu tăng nhưng giá thành phẩm bán ra không thể tăng giá, như vậy chắc chắn DN sẽ rất khó khăn” - ông Luận đánh giá.
Ông Trương Chí Thiện - Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (quận 12) cho biết, đang phải mua vỉ nhựa đựng trứng với giá cao gấp rưỡi trước đây nhưng số lượng cung ứng cũng hạn chế.
Ông Phạm Quang Anh – Giám đốc Công ty CP quốc tế Dony (quận Tân Bình) báo tin vui khi vừa ký thêm hợp đồng xuất khẩu quần áo sang Mỹ, Nhật đúng dự định. Đơn hàng đã có đến đầu năm 2022. Tuy nhiên, giá nguyên liệu vải trong tháng 9 bỗng tăng đột biến, hơn 30% khiến DN trở tay không kịp.
Nguyên nhân theo ông Thiện là các nhà máy sản xuất bao bì cũng gặp khó khăn vì thiếu lao động, không mua được nguyên liệu, thủ tục hải quan và vận chuyển ách tắc thời gian qua nên sản lượng sụt giảm trầm trọng.
Ở lĩnh vực dệt may, ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Công ty CP quốc tế Dony (quận Tân Bình) báo tin vui khi vừa ký thêm hợp đồng xuất khẩu quần áo sang Mỹ, Nhật đúng dự định. Đơn hàng đã có đến đầu năm 2022. Tuy nhiên, giá nguyên liệu vải trong tháng 9 bỗng tăng đột biến, hơn 30% khiến DN trở tay không kịp.
“Một khách hàng lớn ở Trung Đông khi được báo giá tăng cao đã tạm dừng hợp đồng với Công ty; đồng thời tham khảo giá ở một số quốc gia khác. Nếu họ khảo giá với các DN khác trong nước thì không có vấn đề gì, nhưng khi đã so sánh giá với các đơn vị gia công ở nước khác thì nguy cơ mất đơn hàng rất cao. Tuy nhiên, đây là việc chẳng đặng đừng vì chúng tôi là DN xuất khẩu với lượng hàng lớn, biên độ lợi nhuận thấp nên khi nguyên vật liệu tăng mà DN giữ giá cũ thì chắc chắc ôm lỗ” - ông Quang Anh phân tích.
Ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinamit bày tỏ lo lắng khi thiếu nhân công. “Việc sản xuất tại các nhà máy cũng chưa thể phục hồi vì công nhân vẫn lo lắng, rủ nhau xin nghỉ phép hoặc nghỉ việc để về thăm nhà. Hàng loạt đơn hàng cần giao gấp, nguyên liệu có sẵn trong kho nhưng không thể tăng năng suất lên được” - ông Viên nói.
Không để đứt gãy chuỗi cung ứng
Dù còn nhiều khó khăn, nhưng các DN Việt quyết tâm không để đứt gãy chuỗi cung ứng, họ tìm mọi cách duy trì hoạt động để có thể tạo động lực và không tính đến chuyện lãi lỗ.
“Ngay khi Thành phố thực hiện Chỉ thị 18, chúng tôi đã nhanh chóng chào hàng sản phẩm là cà phê sức khỏe dành cho người có bệnh nền; ra mắt gói quà chuyên về nông sản Việt để động viên tinh thần sau dịch với ý nghĩa “Quà quý tặng bạn quý”… Chúng tôi cũng duy trì lượng lao động tuy ít nhưng một người làm được nhiều việc, nhiều khâu để bù vào chi phí nhân công. Như vậy, dù giá cả nguyên liệu hiện có tăng cao, nhưng chúng tôi cố gắng giữ giá thành phẩm như cũ, ít nhất là từ đây đến cuối năm” - Nhà sáng lập Meet More Nguyễn Ngọc Luận bộc bạch.
Bà Phan Thị Thắng cho biết, Chính phủ đang có dự thảo Nghị định về một số chính sách thuế với dự kiến giảm thuế thu nhập DN 30% đối với các DN có doanh thu không quá 200 tỷ đồng trong năm qua; giảm 30% thuế giá trị gia tăng (VAT) cho DN ở một số lĩnh vực... Đặc biệt, dự kiến tất cả các hộ cá nhân kinh doanh sẽ được miễn toàn bộ thuế phải nộp của quý 3 và quý 4/2021.
Tái cấu trúc DN, tập trung vào sản phẩm chủ lực là cách làm của Công ty Dony thời hậu giãn cách. Theo đó, đơn vị này cơ cấu lại danh mục sản phẩm, tinh gọn bộ máy sản xuất, chú trọng vào lĩnh vực thời trang cao cấp… “Chúng tôi đặt ra mục tiêu cụ thể, có trọng tâm trọng điểm vào từng đơn hàng, khách hàng để kiểm soát giá trị. Mục tiêu càng đơn giản, rõ ràng thì càng dễ giúp DN lướt qua khó khăn để hướng đến thành công” - ông Quang Anh nhấn mạnh. Lãnh đạo Dony tiết lộ thêm, giai đoạn này, Công ty đang dịch chuyển tài sản tiền mặt và tích cực vay ngân hàng để tái cấu trúc sản xuất.
Tại chương trình livestream Dân hỏi - Thành phố trả lời mới đây, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng cho biết, Trung ương và TPHCM sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ cơ sở, DN khôi phục sản xuất, kinh doanh. Trong đó, Thành Phố chú trọng kết nối giúp các DN, nhất là DN vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh tiếp cận thuận lợi nguồn vốn từ ngân hàng. Tại các phường, xã, thị trấn cũng có nhiều nguồn vốn ưu đãi từ đoàn thể, Ngân hàng Chính sách xã hội… sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn của DN, cơ sở, hộ kinh doanh.
Bà Phan Thị Thắng cho biết, Chính phủ đang có dự thảo Nghị định về một số chính sách thuế với dự kiến giảm thuế thu nhập DN 30% đối với các DN có doanh thu không quá 200 tỷ đồng trong năm qua; giảm 30% thuế giá trị gia tăng (VAT) cho DN ở một số lĩnh vực... Đặc biệt, dự kiến tất cả các hộ cá nhân kinh doanh sẽ được miễn toàn bộ thuế phải nộp của quý 3 và quý 4/2021.
Đã tiêm vắc xin, không cần xét nghiệm âm tính
Vừa qua, 4 hội ngành hàng lớn của TPHCM là Hội Lương thực Thực phẩm, Hội Dệt may thêu đan, Hội Cơ khí - Điện và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ đã kiến nghị UBND Thành phố giảm chi phí không cần thiết nhằm hỗ trợ thiết thực cho DN.
Cụ thể là cho phép công nhân, chuyên gia khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc bằng xe đưa đón để đến cơ sở sản xuất kinh doanh tại TPHCM và Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An nếu đã tiêm ngừa COVID-19 đủ 2 mũi hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng không áp dụng việc yêu cầu bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (7 ngày/lần); hoặc đã tiêm ngừa COVID-19 mũi 1 được 14 ngày cũng không cần có kết quả xét nghiệm âm tính.
“Việc yêu cầu xét nghiệm COVID-19 định kỳ như vậy là một sự lãng phí rất lớn cho DN, nhất là trong bối cảnh hầu hết DN gặp áp lực rất lớn về tài chính và đang huy động toàn bộ nguồn lực để tái sản xuất” - đại diện các hội ngành hàng phản ánh.