Top vũ khí mạnh nhất Thủy quân Lục chiến Mỹ

Bên cạnh các loại máy bay, xe tăng, con người chính là vũ khí mạnh nhất, nền tàng vững chắc tạo nên sức mạnh Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Yếu tố con người: Có thể nói yếu tố con người chính là sức mạnh tạo nên nền tảng vững chắc của Thủy Quân Lục chiến Mỹ. Mỗi người binh sĩ của lực lượng này đều phải trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt kéo dài 9 tháng, trước khi có thể tham gia chính thức vào đội quân tinh nhuệ bậc nhất thế giới này.
Chương trình huấn luyện bắt buộc này áp dụng với tất cả tân binh và ở bất cứ đơn vị nào thuộc lực lượng Thủy Quân Lục chiến Mỹ, chính điều này đã biến đội quân này trở lực lượng chiến đấu hiệu quả nhất của Quân đội Mỹ. Và luôn luôn có mặt đầu tiên trong mọi cuộc chiến mà nước Mỹ tham gia.
Quân số Thủy quân Lục chiến Mỹ khoảng 194.000 binh sĩ và là một phần quan trọng của Hải quân Mỹ. Nó lịch sử phát triển trưởng thành gần 240 năm kể từ năm 1775 cho đến nay.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abram: Đây là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực được Thủy quân Lục chiến Mỹ sử dụng từ những năm 1980 cho tới nay, với nhiều lần được nâng cấp và cải tiến.
M1 Abram do hãng General Dynamics phát triển theo đơn đặt hàng của Hoa Kỳ, nó được đưa vào sản xuất hàng loạt vào đầu những năm 1980. Với thiết kế hiện đại và được trang hệ thống giáp bảo vệ tiên tiến Abram được xem là “Nấm đấm thép” của Quân đội Mỹ trên mọi chiến trường, nhất là trong các cuộc chiến có qui mô lớn như Chiến tranh vùng Vịnh vào năm 2003.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abram được trang bị một pháo nòng trơn 120mm đi kèm với đó là 2 súng máy đồng trục 7,62mm, bên cạnh đó nó còn được trang bị một súng máy 12,7mm trên tháp pháo. Abram được trang bị động cơ tuabin khí đa nhiên liệu có công suất 1.500 mã lực, có tốc độ di chuyển tối đa lên tới gần 68km/h trên đường nhựa.
Trực thăng tấn công AH-1Z Viper: Là biến thể mới nhất của dòng trực thăng AH-1W SuperCobra được, nó được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2010 và chỉ được trang bị dành riêng cho Thủy quân Lục chiến Mỹ.
AH-1Z có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 8,4 tấn, được trang bị hai động cơ T700-GE-401C có công suất 1.800 mã lực cho mỗi chiếc. Nó có thể bay với tốc độ tối đa 411km/h với tầm hoạt động là 685km. AH-1Z có kích thước khá nhỏ so với các mẫu trực thăng tấn công thông thường do đó nó có thể dễ dàng được triển khai ở nhiều loại địa hình khác nhau.
Hệ thống vũ khí của AH-1Z Viper khá đa dạng gồm: Pháo M197 Gatling 3 nòng 20mm, cùng 6 giá treo vũ khí ở hai bên thân máy bay có thể mang theo các loại rocket phóng loạt Hydra 70 hoặc APKWS II. Bên cạnh đó, nó còn có thể được trang bị các tên lửa chống tăng Hellfire và tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder.
V-8B Harrier II: Là mẫu máy bay chiến đấu được xem là tốt nhất của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù những chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35B đã được đưa vào trang bị nhưng lại không thể đạt hiệu quả như AV-8B.
Tương tự như F-35B, AV-8B Harrier II cũng sở hữu khả năng cất hạ cánh thẳng đứng hoặc trên các đường băng có khoảng cánh ngắn như trên các tàu sân bay hạng nhẹ. Do đó khả năng tác chiến cơ động của AV-8B khá cao và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu tác chiến của Thủy quân Lục chiến Mỹ.
AV-8B được trang bị một động cơ phản lực Rolls-Royce Pegasus 105 cho vận tốc bay tối đa là 1.085km/h và có tầm hoạt động 2.200km. Harrier II có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 14 tấn nếu cất cánh trên đường băng và có thể mang theo 6 tấn vũ khí gồm bom và tên lửa các loại.
AV-25: Mẫu xe bọc thép trinh sát bộ binh hạng nhẹ được trang bị cho lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ từ năm 1983 cho tới nay. LAV-25 được xem là sự lựa chọn hoàn hảo nhất là về khả năng cơ động cũng như hỗ trợ hỏa lực trên chiến trường.
Từ khi được đưa vào sử dụng, LAV-25 đã tham gia vào hầu hết mọi cuộc chiến có sự hiện diện của lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ như Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến tranh Iraq 2003, Xung đột Panama 1989 và Chiến trường Afghanistan. Nó cũng được Quân đội Mỹ tiến hành nâng cấp và sửa đổi nhiều lần với hàng loạt biến thể khác nhau.
LAV-25 được trang bị một tháp pháo M242 Bushmaster 25mm đi kèm với một súng máy đồng trục 7,62mm và một súng máy 7,62mm khác trên tháp pháo. Nó được trang bị một động cơ diesel Detroit 6V53T có công suất 275 mã lực với tốc độ di chuyển tối đa là 100km/h.
Theo Trà Khánh
Theo Kiến Thức