Tìm hiểu về chất xơ

TP - Cho dù thức ăn chất xơ (chủ yếu có trong rau quả, ngũ cốc) không phải là thành phần dinh dưỡng chính xác theo ý nghĩa của từ này, song vẫn là yếu tố quan trong trong thực đơn hàng ngày.

Chất xơ đi qua đường tiêu hóa, không bị cơ thể tiêu hóa và hấp thụ, thay vào đó chất xơ thực hiện nhiệm vụ “làm sạch” hệ tiêu hóa và cùng lúc chống lại các kẻ thù gây bệnh cho cơ quan này.

- Giá trị năng lượng: 0 kcal trong một gam

Vai trò của chất xơ:

1- Gom nhặt nước trong cơ thể, nhờ thế phòng ngừa có hiệu quả tình trạng cơ thể mất nước.

2- Thu hút phần dư thừa dịch vị dạ dày, nhờ thế phát huy tác dụng giảm thiểu tình trạng dư thừa axít và triệu chứng đầy hơi.

3- Kích thích hệ tiêu hóa sản xuất hoóc-môn, góp phần cải thiện sự tiêu hóa.

4- Kích thích cung cấp máu cho ruột

5- Kích thích nhu động ruột.

6- Bảo vệ trước nguy cơ đầy bụng, thiếu máu cơ quan tiêu hóa, tránh nguy cơ xuất hiện bệnh trĩ và bệnh ung thư hệ tiêu hóa.

7- Mang lại cảm giác no bụng, không gia tăng năng lượng bữa ăn.

8- Gia tăng khối lượng bữa ăn.

9- Có khả năng thu hồi các nguyên tố độc hại và tẩy rửa cơ thể.

10- Làm chậm quá trình cơ thể hấp thụ đường glukoza, tức kéo dài cảm giác no bụng sau bữa ăn.

11- Cải thiện sự phát triển đội quân vi sinh vật có ích trong hệ tiêu hóa.

Các loại chất xơ

- Thức ăn - chất xơ thuộc nhóm thực phẩm cácbônác phức tạp, cơ thể không có khả năng tiêu hóa. Đó là nhóm lớn các thành phần thực phẩm có nguồn gốc thực vật được chia thành các chất hòa tan và không hòa tan trong nước.

Chu du khắp mọi ngõ ngách đường ruột, thức ăn – chất xơ “quét dọn” chúng giống như chiếc chổi. Đồng thời chất xơ mát xa chúng từ phía bên trong, cải thiện quá trình cung cấp máu, duy trì khả năng nhu động ruột và cải thiện quá trình cơ thể tiêu hóa thức ăn.

Những hợp chất xuất hiện nhờ kết quả của quá trình lên mem chất xơ xảy ra dưới tác động của các vi sinh vật định cư trong ruột đóng vai trò nguồn năng lượng quan trọng dành cho tế bào thành ruột già và cũng đóng vai trò chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư trong ruột.

Thức ăn – chất xơ phát huy tác dụng cải thiện cái gọi là cấu trúc lipid trong cơ thể. Những chất chất xơ dạng sợi có trong gạo và ngũ cốc phát huy tác dụng giảm thiểu nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol xấu (LDL) trong máu. Hệ quả, chất xơ cũng tác dụng tích cực đến hệ tim-mạch.

Thực phẩm giầu chất xơ hòa tan trong nước phát huy tác dụng giảm thiểu tốc độ tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất cácbônác, vì thế chúng kìm hãm sự gia tăng nồng độ glukoza trong máu sau bữa ăn và giảm thiểu cái gọi là sự đpá ứng insulin. Nhờ thế chúng ta có khả năng làm việc bình thường kéo dài đến bữa ăn tiếp theo, không có cảm giác đói bụng. Đi qua hệ tiêu hóa, chất xơ hấp thụ nước và phình to thể tích – đặc điểm này của thức ăn – chất xơ cũng làm cho chúng ta có cảm giác no lâu hơn.

Sự lựa chọn thông minh

Chúng ta cần ăn nhiều thực phẩm – chất xơ với mức tối đa có thể. Nhóm thực phẩm – chất xơ không tan trong nước (hạt ngũ cốc, một phần rau quả) có tác dụng ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, bởi nó tác động tích cực đến quá trình phân hủy chất thải rắn của cơ thể và rút ngắn thời gian chất thải này ở trong ruột già.

Lưu ý: Khi ăn các sản phẩm giầu chất xơ, cần uống nhiều nước, bởi sẽ xảy ra hiệu ứng tiêu cực (đầy bụng) – trong trường hợp ngược lại.

Tiến Đôn (theo Wyz. Số 11/06)

Theo Đăng lại