Tiết lộ rúng động, radar 2,7 tỉ USD của Lầu Năm Góc vô dụng

TPO - Chương trình khí cầu phòng thủ tên lửa (JLENS) của Lầu Năm Góc đã khiến nhiều người “bàng hoàng” khi một trong những khinh khí cầu giám sát đã bị “đứt dây” và lơ lửng ở Maryland vào tháng 10/2015. Một báo cáo mới đây đã tiết lộ những thông tin còn tồi tệ hơn: radar khinh khí cầu “xa xỉ” này không hề có hiệu quả.
Khinh khí cầu không người lái là một phần nằm trong hệ thống phòng thủ tên lửa hành trình mới của quân đội Mỹ, được giới truyền thông tiết lộ vào tháng 12/2014.

Hệ thống khí cầu phòng thủ tên lửa JLENS trị giá 2,7 tỉ USD được sử dụng để giám sát và theo dõi các tên lửa hành trình đang hướng tới, hoặc máy bay tầm thấp dọc theo bờ biển phía Đông nước Mỹ. JLENS bao gồm hai khinh khí cầu lớn, hoạt động dựa trên thiết bị radar phức tạp trên đó.

Mặc dù vậy, những cuộc kiểm tra được quân đội Mỹ tiến hành tiết lộ rằng các khinh khí cầu có thể không hiệu quả trong việc xác định các mối đe dọa có nguy cơ ở trên không.

Theo báo cáo, sai sót này bắt nguồn từ lỗi phần mềm, “có thể dẫn đến một số mục tiêu ưu tiên lớn của radar không được xử lý và theo dõi”.

Đặc biệt, các hệ thống radar mất thời gian trong việc xác định đâu là máy bay “vô hại” và đâu là những đối tượng thù địch ở trên không, đặc biệt là khi phải phân tích nhiều đối tượng cùng một lúc.

Hiển nhiên là phần cứng của khinh khí cầu cũng có một số lỗi, đáng chú ý nhất là hệ thống neo của nó. Chính điều này đã gây ra vụ việc một khí cầu của JLENS đã “bay tự do” tại Maryland tháng 10 năm ngoái, sau đó 2 chiếc máy bay chiến đấu F-16 đã phải đuổi theo.

Chương trình tốn kém này đã phải đối mặt với những chỉ trích nặng nề thậm chí trước cả sự cố vào tháng 10-2015, nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại nhờ vào vận động hành lang lợi nhuận cao củacác đơn vị tham gia vào việc phát triển và sản xuất sản phẩm. 

Theo Theo Sputnik News