Hải quân Mỹ có tộng cộng 72 tàu ngầm, bao gồm cả tàu ngầm tấn công và tàu ngầm tên lửa đạn đạo. Các thủy thủ thường phục vụ khoảng 90 ngày trên những cỗ máy chiến tranh này trong mỗi đợt triển khai
Đối với tất cả các tàu ngầm, nhiệm vụ đầu tiên khi con tàu lặn xuống dưới mặt nước là đảm bảo tất cả các khoang không bị rò rỉ.
Một số tàu ngầm không trang bị đủ giường ngủ cho thủy thủ. Vì thế, giường ngủ tạm có thể được đặt tại phòng chứa ngư lôi. Mỗi thủy thủ có khoảng 1,4 m2 để sinh hoạt trên tàu ngầm.
Giường ngủ trên tàu ngầm đôi lúc được ví như "quan tài".
Phần lớn các khu vực trên tàu ngầm đều rất chật hẹp và hành lang cũng không phải ngoại lệ.
Phòng tắm trên tàu ngầm rất nhỏ và hạn chế, với một số tàu ngầm chỉ có 1 phòng tắm cho 40 người
Vòi tắm cũng được thiết kế nhỏ nhất có thể để dành chỗ cho những thiết bị quan trọng hơn.
Các tàu ngầm vẫn dành không gian tương đối cho bếp. Thực phẩm tươi sống thường chỉ có thể bảo quản được trong vài tuần đầu. Các bữa ăn trong thời gian sau được nấu từ những loại thực phẩm khô, đồ ăn đóng hộp...
Các nhiệm vụ quan sát trên tàu ngầm được phân công dựa trên cấp bậc và huấn luyện đặc biệt. Những tân binh thường học đứng quan sát tại phòng điều khiển của tàu ngầm.
Khu vực đặt kính tiềm vọng trên tàu
Việc xác định hướng cho tàu ngầm được thực hiện bằng điện tử. Một màn hình hiển thị cho biết chính xác vị trí của tàu.
Bảng điều khiển lệnh phóng là nơi quan trọng đối với vũ khí tấn công của tất cả tàu ngầm.
Từ bảng điều khiển, tất cả vũ khí được chuẩn bị và nằm trong ống phóng. Vũ khí của tàu ngầm rất đa dạng, từ ngư lôi đến tới tên lửa đạn đạo Trident, tùy loại tàu ngầm.
Tên lửa đạn đạo được phát triển như là một biện pháp ngăn chặn một cuộc tấn công hạt nhân. Loại tên lửa này có thể bay từ New York tới Moscow và có thể phá hủy một thành phố lớn gấp 12 lần Washington D.C. Chúng có thể mang theo đầu đạn hạt nhân và thông thường.