Thị trường hưởng lợi từ cuộc đua sữa tươi

Ngành nuôi bò, chế biến sữa tươi trong nước đang khẩn trương như cuộc đua. Người tiêu dùng dần đi đúng quỹ đạo của thế giới, sử dụng sữa tươi thay vì sữa bột pha lại (còn gọi là sữa tiệt trùng, sữa hoàn nguyên).

Thị trường hưởng lợi từ cuộc đua sữa tươi

Ngành nuôi bò, chế biến sữa tươi trong nước đang khẩn trương như cuộc đua. Người tiêu dùng dần đi đúng quỹ đạo của thế giới, sử dụng sữa tươi thay vì sữa bột pha lại (còn gọi là sữa tiệt trùng, sữa hoàn nguyên).

Người tiêu dùng đang hưởng lợi từ sự cạnh tranh, phát triển sản xuất sữa tươi.
 

Đảo ngược xu hướng tiêu dùng

Sữa bột hay sữa nước pha lại từ sữa bột nhập khẩu là mặt hàng chủ yếu, nếu không muốn nói là độc tôn từ hàng chục năm qua. Trong bối cảnh đó, các bà mẹ không băn khoăn, sữa bột và sữa tươi, loại nào tốt hơn.

Bởi vậy, những thông tin được công bố tại hội thảo quốc tế “Ứng dụng công nghệ cao và phát triển bền vững sữa tươi sạch tại Việt Nam” vừa diễn ra dễ gây chấn động. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định, người tiêu dùng Việt Nam đang đi ngược xu hướng bởi thế giới chủ yếu dùng sữa tươi, trẻ em Việt Nam lại đang chủ yếu uống sữa bột. Nghiên cứu của Tổ chức Dinh dưỡng và sức khỏe Dupont (Australia) công bố tại hội thảo cũng cho thấy, ở Châu Âu, mức tiêu dùng sữa bột chỉ 4,7%. Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa tươi chiếm phần còn lại.

Nguyên nhân là sữa hoàn nguyên qua hai lần sử dụng đến nhiệt độ cao (để cô đặc và pha lại), mất nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, nỗi lo sữa nhiễm chất cấm (như mêlamin năm 2008 hay nhiễm nhôm năm 2013); đặc biệt, giá thành liên tục nhảy múa do phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài làm các bà mẹ luôn thấp thỏm.

Mọi việc thay đổi nhanh chóng từ năm 2009 khi, tại miền Tây xứ Nghệ, Tập đoàn TH gấp rút gây dựng đại dự án bò sữa (trị giá 1,2 tỷ USD) theo mô hình Israel, cùng công nghệ chế biến tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2010, thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK ra đời, đánh dấu một cuộc cánh mạng, đẩy mạnh nhu cầu sử dụng sữa tươi. Tỷ lệ sữa nhập khẩu của Việt Nam năm 2009 là 92 %, đến nay, với sự đóng góp quan trọng của thương hiệu sữa nội, tiêu chuẩn quốc tế như TH true MILK, sữa bột nhập khẩu giảm xuống còn khoảng 70%.

Đó là một xu hướng đáng mừng cho sản xuất và tiêu dùng sữa. Tuy nhiên, lượng sữa bột nhập khẩu, đồng nghĩa với dòng đô la cực lớn chảy ra nước ngoài chưa hề giảm. Tổng cục Hải Quan công bố, 9 tháng đầu năm 2013, cả nước nhập khẩu hơn 800 triệu USD, tốc độ tăng hơn 25%. Dự kiến, 2013 sẽ là năm vượt ngưỡng 1 tỷ USD, cho thấy một cán cân thương mại đáng lo ngại cho ngành sữa.

Công nghệ chăn nuôi bò hiện đại nhất đã được áp dụng. Bò được gắn chíp (khoanh tròn trong ảnh) để theo dõi, quản trị..
 

Ngành sữa Việt đang về đúng hướng

Trước đây, ngành bò sữa có những nỗ lực tìm hướng đi (nhập giống bò, lai tạo bò nội với bò sữa…), phát triển bò sữa tại những vùng mát mẻ như Mộc Châu (Sơn La). Rồi dự án bò sữa nông hộ triển khai tại nhiều tỉnh thành từ năm 2001 nhưng chưa đột phá. Phát triển quy mô lớn ở các vùng thời tiết khác nhau, nâng cao năng suất, chất lượng sữa là đòi hỏi bức thiết.

Bằng tư duy “đứng trên vai người khổng lồ”, TH mua công nghệ của Israel (được đánh giá là hiện đại nhất thế giới) để chế ngự nắng nóng. Bò sống trong trại có mái che bằng tôn lạnh 3 lớp, cao hơn 10m. Trại thiết kế kiểu mái chùa thông qua đo đạc hướng gió, góc chiếu của mặt trời, độ nghiêng của mái một cách tinh vi, giúp hạ nhiệt 3-5 độ. Bò tắm mát, quạt gió hàng ngày; thậm chí nghe nhạc (kích thích cho nhiều sữa), uống nước đạt tiêu chuẩn cho người.

Điểm “đắt giá” nhất trong mô hình của TH chính là giải pháp quản lý đàn bò. Chất lượng sữa do thức ăn cho bò quyết định nên TH chọn khẩu phần ăn của bò đến 200 nghìn đồng/ngày/con để đảm bảo sữa có chất dinh dưỡng tốt, phù hợp với người Việt. Hơn 35.000 con bò của TH (tăng 45.000 con vào đầu năm 2014) được quản lý bằng máy tính thông qua chíp gắn dưới chân mỗi con bò.

Chíp như con mắt thần, nếu bò bị viêm vú (một bệnh thường gặp, làm sữa bị lẫn với máu khi vắt), mắt thần sẽ phát hiện, loại ra khỏi khoang vắt. Khi vắt, nếu vi lượng trong sữa một con bò nào đó không đảm bảo, lập tức sẽ tự động được đưa ra khu chăm sóc đặc biệt. Quy trình quản trị đó không chỉ giúp TH kiểm soát năng suất, chất lượng sữa mà tránh được rủi ro, thất thoát trong vận hành.

TH đang chế biến sữa nghe có “ngược đời” là giảm tỷ lệ đường khi chế biến (thấp hơn 30% so với các hãng khác). Điều này làm giảm sức hấp dẫn của khẩu vị khoái ngọt của trẻ em nhưng sẽ giúp phòng bệnh tiểu đường. Hiện TH true MILK được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 22000:2005 về vệ sinh an toàn thực phẩm của tổ chức BVQI cùng nhiều chứng nhận uy tín khác về chất lượng và thương hiệu sản phẩm.

Tại hội thảo nói trên, TH nhận được nhiều đánh giá tốt đẹp. Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân ca ngợi: “TH có bước đột phá trong ngành công nghiệp sản xuất sữa với doanh thu tăng trưởng rất nhanh và thị phần ngày càng tăng. Và điều quan trọng là đang hình thành đàn bò sữa rất lớn tại Việt Nam tạo công ăn việc làm cho người dân ở Nghệ An. Với sản phẩm sữa này của TH, có thể nói rằng, Việt Nam chúng ta đã có thêm một nguồn dinh dưỡng rất quan trọng”.

Sau động thái của TH, người tiêu dùng hiểu rằng, sữa tươi sạch là sữa tốt nhất sau sữa mẹ và chuyển sang dùng sữa tươi. Các doanh nghiệp sữa khác cũng đảo chiều, liên tục quảng bá mình có trang trại. Chưa biết các doanh nghiệp làm đến đâu, nhưng dù sao, sự xuất hiện của TH true MILK đã tạo sự cạnh tranh, người tiêu dùng hưởng lợi. Bà Thái Hương Chủ tịch tập đoàn TH nói. “Một mình TH không thể làm ra sữa tươi đáp ứng nhu cầu cho tất cả người dân Việt Nam. Vì thế, TH rất mong sự cạnh tranh lành mạnh để có lợi cho người tiêu dùng”.

Phân cấp thị trường sữa, đặc biệt là sữa nước; quản lý chặt chẽ xuất xứ nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sữa, ghi rõ trên bao bì nhãn mác, nếu vi phạm phải thu giấy phép, xử lý hình sự. Đó cũng chính là đề xuất của TH nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Bảo An

Theo Quảng cáo