Vòng Chung kết được tổ chức online, dù không thể gặp trực tiếp với các “Shark", thí sinh của 12 dự án khởi nghiệp xuất sắc đã gọi vốn trên sân khấu thực tế ảo một cách nhiệt tâm, tự tinvà chuyên nghiệp.
Ngồi “ghế nóng" tại vòng Chung kết là một đội ngũ hùng hậu gồm các CEO thành công, có nhiều kinh nghiệm khởi nghiệp, đặc biệt thành công trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp.
12 dự án tranh tài ở Chung kết được chia thành 3 bảng: Dịch vụ, Sản phẩm và Công nghệ. Mỗi đề tài là màu sắc riêng, bảng Dịch vụ đề cao vấn đề sức khỏe, yếu tố môi trường được nêu bật ở bảng Sản phẩm, bảng Công nghệ sáng tạo với những ý tưởng giá trị vì cộng đồng.
Mỗi bảng sẽ phải tìm ra một dự án đạt giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và một giải Khuyến khích.
Với mỗi dự án khởi nghiệp, dù có phải “dân chuyên" hay không, các thí sinh đã thể hiện được tinh thần học hỏi, áp dụng những kiến thức được ở các buổi tập huấn trướcvà tự tin gọi vốn từ nhà đầu tư. Đặc biệt, đa số thí sinh dự thi là sinh viên năm nhất, năm hai.
Trong mỗi phần trình bày, các nhóm thí sinh, cá nhân thực hiện dự án đã chia sẻ chi tiết dự toán tài chính, nhân sự đến marketing. Dù được tổ chức trực tuyến, cuộc thi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ đông đảo giảng viên, sinh viên theo dõi trong suốt quá trình gọi “vốn”.
Ở bảng Công nghệ, dự án “NANY - Phần mềm giúp mang lại lợi ích cho người thuê nhà", bạn Phạm Ngọc An - sinh viên năm 2 ngành Marketing đã gọi được số “vốn" khủng từ các nhà đầu tư và xuất sắc giành được giải Nhất. Sau 2 lần gọi vốn, dự án của bạn được đầu tư 3 tỷ 255 triệu đồng.
Với bảng Dịch vụ, dự án có giá trị cộng đồng “WHIZE - Dịch vụ đào tạo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi" xuất sắc giành giải Nhất khi 2 lần gọi được số vốn là 2 tỷ 965 triệu đồng. Đây cũng là dự án được thực hiện cá nhân do bạn Nguyễn Ngọc Bảo Hân - sinh viên ngành Quản trị kinh doanh.
Thể hiện thông điệp đảm bảo không một ai bị bỏ lại khi bệnh tật, đặc biệt là người cao tuổi, Bảo Hân đã mang đến đề tài mang ý nghĩa nhân văn. Với dịch vụ hỗ trợ người cao tuổi về sức khỏe và việc làm, điều này góp phần giảm thiểu một phần gánh nặng của quá trình già hóa dân số, tạo cơ hội việc làm tốt cho các đối tượng này.
Ở bảng Sản phẩm, dự án “Túi xách và chậu cây từ những phụ phẩm bỏ đi của mía và cà phê" đã giải Nhất khi được đầu tư 3 tỷ 70 triệu đồng.
Không chỉ tỏa sáng ở chung kết Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sản phẩm túi xách được làm từ phụ phẩm của mía và cà phê đã xuất sắc chiến thắng Mini Contest và đại diện cho Nhà UEF góp mặt ở cuộc thi Start-up quy mô toàn khu vực sắp tới “My Summer Startup - Wildcats". Đây là cuộc thi sáng tạo ý tưởng khởi nghiệp dành cho tất cả bạn trẻ từ 17 tuổi trở lên, đang sinh sống và học tập tại Thái Lan và Việt Nam. Cuộc thi do Trung Tâm Kết nối cộng đồng UEF kết nối với đại diện của Thái Lan tại Việt Nam.
Dù tình hình dịch bệnh phức tạp nhưng với tinh thần nỗ lực và không ngần ngại khám phá, nuôi dưỡng đam mê, các thí sinh tham gia cuộc thi đã cùng học hỏi, hoàn thiện kỹ năng, bản lĩnh để chinh phục ban giáo khảo, ban tổ chức bằng những dự án khởi nghiệp thông minh, sáng tạo như đúng tinh thần cuộc thi.
Như vậy, sau cuộc thi khởi nghiệp mang thương hiệu của trường là Business Ideas đã nuôi dưỡng và đào tạo nhiều cựu sinh viên thành công trong kinh doanh, sinh viên UEF đã một lần nữa ghi dấu về khả năng thích ứng với các sân chơi học thuật ngày một khó hơn.Trong đó, cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2021 cùngnhững màn trình bày ý tưởng và gọi “vốn” trước các doanh nhân thành đạt đầy ấn tượng.