Theo đó, ông Pompeo cho biết Mỹ sẽ chấm dứt thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong và từ chối chuyển những người bị kết án sang đặc khu này, theo trang The Hill (Mỹ). Các động thái còn lại bao gồm chấm dứt “miễn thuế qua lại với lợi nhuận từ việc vận hành tàu quốc tế”, theo ngoại trưởng Mỹ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết, Trung Quốc đã tiến hành các bước nhằm làm xói mòn quyền tự chủ mà bản thân Bắc Kinh từng hứa với Vương quốc Anh và người dân Hong Kong theo tuyên bố chung Trung-Anh, từng được đăng ký với Liên Hợp Quốc. Do vậy, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố sẽ đối xử với Hong Kong như một quốc gia, một hệ thống và sẽ hành động trừng phạt các cá nhân làm mất đi sự tự do của người dân Hong Kong.
Ngày 19/8, các nguồn tin sở tại cho biết các phần tử Hồi giáo có quan hệ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bắt cóc hàng trăm con tin tại một thị trấn ở miền Đông Bắc Nigeria. Các tay súng của nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Tây Phi (ISWAP) đã chiếm thành phố Kukava và bắt dân thường làm con tin. Lực lượng an ninh của Nigeria đang hành động để giúp đỡ các công dân. Người đứng đầu một lực lượng dân sự cho biết tối 18/8, các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo địa phận Tây Phi (ISWAP), vốn tự nhận là một nhánh của IS ở khu vực Tây Phi, đã xâm nhập thị trấn Kukawa ở vùng Hồ Chad, bắt giữ những người vừa trở về nhà sau hai năm đi lánh nạn.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 229.276 trường hợp mắc COVID-19 và 5.627 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 22,5 triệu người.Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 20/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu là 22.526.729 ca, trong đó có 789.146 người thiệt mạng. Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 15.266.070 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch giảm còn 62.026 ca và 6.471.513 ca đang điều trị tích cực.
Ngày 19/8, Bộ Nội vụ Ấn Độ đã ra lệnh rút hơn 10.000 nhân viên an ninh khỏi các vùng lãnh thổ liên bang Jammu và Kashmir. Những người này thuộc 100 đại đội cảnh sát vũ trang được triển khai tới khu vực Jammu và Kashmir trong thời gian qua. Động thái diễn ra sau hơn 1 năm Chính phủ Ấn Độ bãi bỏ điều 370 trong Hiến pháp vốn trao ‘Quy chế đặc biệt’ cho vùng lãnh thổ này. Đồng thời chính quyền trung ương tại New Dehlicũng hạ cấp về mặt hành chính đối với Jammu và Kashmir và chia tách bang Jammu và Kashmir thành các vùng lãnh thổ liên bang nằm dưới sự điều hành trực tiếp của Chính phủ.
Tàu hải quân Anh đã cùng các đơn vị đồng minh NATO di chuyển theo 9 tàu chiến Nga qua vùng biển gần Anh giữa lúc quan hệ hai nước còn căng thẳng. "Hải quân hoàng gia đã thể hiện sự linh hoạt trong khả năng bám đuôi những đơn vị của hải quân Nga", sĩ quan chỉ huy Will Paston của chiến hạm HMS Westminster ngày 19/8 cho biết. "Hải quân Nga đã hoạt động một cách an toàn và chuyên nghiệp. HMS Westminster đã kết hợp với các đơn vị đồng minh NATO trên biển Bắc và biển Baltic để hộ tống họ xuyên suốt hành trình", ông hé lộ về hải trình của 9 tàu chiến Nga.
Ngày 19/8, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) không công nhận những kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Belarus. Phát biểu vào cuối hội nghị trực tuyến của các nhà lãnh đạo EU, ông Michel cũng nói thêm rằng: "EU sẽ sớm áp đặt các lệnh trừng phạt với một số đối tượng chịu trách nhiệm về các hành vi bạo lực, đàn áp và gian lận bầu cử." Hội nghị thượng đỉnh 27 nhà lãnh đạo EU diễn ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình tại Berarus nhằm phản đối Tổng thống đắc cử Alexandre Loukachenko bước sang ngày thứ 11.
Mỹ đã điều nhiều máy bay ném bom tham gia tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.Trong thông cáo được đưa ra hôm 18/8, không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) cho biết 4 máy bay ném bom B-1, 2 máy bay ném bom tàng hình B-2 và 4 tiêm kích F-15C đã được cử tham gia tập trận chung tại biển Nhật Bản, nhằm “thể hiện cam kết về trách nhiệm của Mỹ đối với các quốc gia đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.
Theo kết quả hai cuộc thăm dò ngày 19/8, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được sự ủng hộ gia tăng đáng kể từ nhóm cử tri gốc Mỹ Latinh và da màu sau khi ông thông báo chọn Thượng nghị sĩ Kamala Harris trở thành đối tác liên danh tranh cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ ủng hộ đối với ông Biden trong nhóm cử tri gốc Mỹ Latinh đã tăng 6 điểm % lên 15 điểm trong khi tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Trump giảm 9 điểm %. Sau thông báo lựa chọn liên danh tranh cử của ông Biden, tỷ lệ người nói tiếng Tây Ban Nha cho biết họ sẽ bỏ phiếu hoặc nghiêng về ông Biden tăng lên 65% từ 59% trước đó, trong khi tỷ lệ với Tổng thống Trump giảm xuống 17% từ 26%. Còn đối với cử tri da màu, tỷ lệ ủng hộ ông Biden đã tăng 11 điểm so với trước đó.