Thằn lằn khổng lồ bay như... máy bay Boeing
Các nhà khoa học thuộc Đại học Portsmouth và Đại học Chatham (Vương quốc Anh) cho rằng, loài thằn lằn khổng lồ có thể biết bay. Loài thằn lằn khổng lồ cao khoảng 6m, sải cánh dài 10m, có thân hình gần giống như loài hươu cao cổ hiện nay.
Trước kia, giới khảo cổ học cho rằng, loài thằn lằn khổng lồ về cơ bản không thể bay được. Tuy nhiên, nhà khoa học Mark Witton thuộc Đại học Portsmouth và Michael Habib thuộc Đại học Chatham đã đưa ra lý thuyết mới cho rằng, loài thằn lằn khổng lồ có thể bay dựa vào sức mạnh của chúng. Lý thuyết mới đã được đăng trên tạp chí khoa học "PLoS ONE."
Theo các nhà khoa học, thằn lằn khổng lồ có thể thoát khỏi mặt đất dựa vào sức mạnh từ chi trước và cơ đùi của chúng. Khi thoát khỏi mặt đất, loài thằn lằn khổng lồ có thể bay một khoảng cách rất xa, thậm chí thực hiện chuyến bay xuyên lục địa giống máy bay Boeing 747 ngày nay.
Các nhà khoa học cho biết, thằn lằn khổng lồ có bộ xương rất khỏe, có thể được coi là bộ xương khỏe nhất trong quá trình tiến hóa của lịch sử Trái Đất.
Cánh của loài thằn lằn khổng lồ có thể thoái hóa, tuy nhiên khi loài thằn lằn khổng lồ biến hóa lớn, xương và cơ bắp chi trước của chúng sẽ phát triển ngày càng cứng rắn hơn. Điều này giúp cho chúng có thể bay thời gian dài trên bầu trời.
Theo Ngọc Thúy
Thông Tấn Xã Việt Nam