Thả tro hương với cá, mặt nước hồ biến dị trong ngày ông Công ông Táo

TPO - Do nhiều người thả tro hương cùng cá chép sau nghi lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) khiến nhiều mặt nước hồ ở Hà Nội chuyển màu, trở nên đục ngầu, ô nhiễm.

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt Nam, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Vì vậy, sau khi cúng lễ, người dân Thủ đô có thói quen mang cá chép ra sông hồ thả phóng sinh.

Ghi nhận của PV, tại hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội), rất nhiều người dân ra đây để thả cá chép trong ngày ông Táo chầu trời.

Tuy nhiên, chỉ sau vài tiếng, mặt nước hồ Hoàng Cầu trở nên biến dị.

Xuất hiện nhiều tro bụi, tàn hương xung quanh mặt nước hồ.

Một số bộ phận người dân thả cả bụi tro, chân hương, đồ thờ cúng xuống hồ khiến mặt nước hồ biến sắc, gây ô nhiễm.

Một người đàn ông vứt bát hương xuống hồ.

Tro và chân hương được thả thẳng xuống hồ.

Việc thả cá cùng tro khiến cá chép chưa kịp "chầu trời" đã lăn ra chết.

Cá chép vàng thoi thóp trên mặt nước hồ ô nhiễm.

Chân hương bị vứt thẳng xuống nước.

Mặt nước hồ biến dị.

Ghi nhận tại hồ Lâm Du (quận Long Biên, Hà Nội), tình trạng diễn ra tương tự khi nhiều người thả tro hương cùng với cá trong ngày ông Công ông Táo.

Tro hương đục bẩn được người dân thả thẳng xuống mặt hồ.

Hình ảnh ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị.

Một người dân vứt vỏ ốc xuống hồ.

Hình ảnh không đẹp trong ngày Tết ông Công ông Táo.