Trả lời trên Woman's Day, chuyên gia nha khoa thẩm mỹ Sydney, BS Luke Cronin đã tiết lộ những phương pháp nào thực sự hiệu quả hay không và những gì bạn cần phải tránh.
Kem đánh răng chứa than hoạt tính
Quan điểm: Răng trắng hoàn hảo, không tì vết
Để đạt được yêu cầu này, kem đánh răng than hoạt tính chính là sử dụng than hoạt tính dạng viên nang hay bột trộn với nước để tạo thành hỗn hợp rồi được chà lên răng bằng bàn chải.
Người ta tin rằng than hoạt tính có thể hấp thu tannin – những hợp chất thường gặp trong cà phê, trà và rượu, gây ố vàng răng.
Và cũng có những tuyên bố cho rằng hoạt chất màu đen này còn có tác dụng loại bỏ hơi thở hôi do vi khuẩn gây ra.
Mặc dù nhiều quan điểm cho rằng sản phẩm này là chất làm trắng thần kỳ nhưng BS Cronin cảnh báo rằng không nên chạy theo xu hướng này bởi hiện những bằng chứng về việc than hoạt tính tốt cho sức khỏe hay răng hiện rất hạn chế.
“Hiện chưa rõ liệu than hoạt tính có an toàn hay không khi có những lo ngại rằng nó có thể gây ra tình trạng mài mòn răng quá mức”, ông nói.
Dầu súc miệng
Quan điểm: Súc miệng bằng dầu sẽ cải thiện sức khỏe răng miệng
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là dùng dầu thực vật xúc miệng thay thế cho nước xúc miệng.
Đây được cho là một liệu pháp cổ truyền với niềm tin rằng các đặc tính kháng khuẩn trong dầu sẽ “kết dính” các độc tố trong miệng và tiêu diệt các vi khuẩn.
Xúc miệng bằng dầu cần thời gian khoảng 20 phút.
Tuy nhiên, theo BS. Cronin cho rằng dầu không thể “kéo” tất cả vi khuẩn ra khỏi miệng. “Bởi chưa có báo cáo nào về các tác dụng phụ của dầu thực vật lên các mô trong miệng nhưng tôi khuyên không nên dùng dầu thực vật để xúc miệng”.
Vỏ trái cây
Quan điểm: Dùng vỏ trái cây chà lên răng sẽ là cách đánh răng hiệu quả
Nhiều người tin rằng dung vỏ cam hay vỏ chuối sẽ giúp tẩy ố răng hiệu quả nhưng BS Cronin cho biết hiện vẫn chưa có bằng chứng lâm sàng nào cho thấy phương pháp này hiệu quả.
BS Cronin cũng khuyên nên thận trọng khi sử dụng vỏ cam chanh vì chúng có thể có các axit gây hại cho men răng.
“Trong khi vỏ chuối có vẻ ít vô hại hơn nhưng cũng chưa có bằng chứng lâm sang nào cho thấy nó có hiệu quả”.