'Sát thủ' gây đột quỵ ở người trẻ: Nhiều người Việt nghiện không sót 'món' nào

TPO - Đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động: Tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua. Đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng “béo phì văn phòng”, do dùng thuốc ngừa thai đường uống, thuốc kích thích…
Ảnh minh họa: Internet

TS.BS Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Nội – Hồi sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Đột quỵ não gia tăng theo lứa tuổi, trước đây đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay có khoảng 25% ca đột quỵ lại xảy ra ở những người trẻ tuổi.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong và để lại các di chứng sau cơn đột quỵ nặng nề như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não, biến chứng tâm lý, tâm thần... Một điều đáng lo ngại là số bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi 40-45 cũng đang gia tăng mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ. Thậm chí những người ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ. (Theo thống kê từ Hội nghị khoa học Đột quỵ và Thần kinh toàn quốc lần thứ 7).

Đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động: Tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua. Đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng “béo phì văn phòng”…

Theo các bác sỹ, ở người trẻ, tỉ lệ đột quỵ do các yếu tố như bệnh tim, dị dạng mạch máu não nhiều hơn, một số trường hợp còn do dùng thuốc ngừa thai đường uống, thuốc kích thích gây viêm mạch máu, vỡ mạch máu... Ảnh minh họa: Internet

Không chỉ có những nguyên nhân trên, giải thích nguyên nhân người trẻ cũng bị đột quỵ, BS CK2 Nguyễn Thị Phương Nga, Trưởng khoa Nội thần kinh BV Thống Nhất, cho biết ở người trẻ, tỉ lệ đột quỵ do các yếu tố như bệnh tim, dị dạng mạch máu não nhiều hơn, một số trường hợp còn do dùng thuốc ngừa thai đường uống, thuốc kích thích gây viêm mạch máu, vỡ mạch máu...

Mặc dù đột quỵ là bệnh gây tử vong và tàn phế cao nhưng theo các chuyên gia y tế, chúng ta có thể phòng ngừa được. Để phòng ngừa căn bệnh này, người dân cần kiểm soát tốt tình trạng tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, tim mạch... để hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Bên cạnh đó cần tích cực vận động cơ thể và tập thể dục thường xuyên (30 phút mỗi ngày); giữ chế độ ăn uống đúng mức để tránh béo phì; hạn chế rượu, bia; tránh hút thuốc lá...

Khi gặp người đột quỵ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hoặc xoa bóp, cạo gió, chích đầu ngón tay… làm mất “thời gian vàng” điều trị mà cần đưa đi cấp cứu ngay giảm tỉ lệ tử vong và tàn phế.

Đột quỵ ở người trẻ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động: Tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua. Đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, tình trạng “béo phì văn phòng”… Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ

Cơn đột quỵ thường biểu hiện ra bằng các dấu hiệu như mất khả năng nói, thay đổi nét mặt và lú lẫn. Bệnh nhân thường gặp khó khăn khi nói hoặc khi cố gắng hiểu một cuộc đối thoại nào đó.

Những triệu chứng khác liên quan đến tình trạng sụp đổ của não bộ bao gồm hoa mắt, mất phương hướng, mất thăng bằng và hay có những cơn đau đầu bất chợt.

Cơn tai biến còn có thể gây ảnh hưởng đến một vài bộ phận khác trên cơ thể bao gồm:

Không nhìn rõ ở một hoặc cả hai bên mắt

Tay, chân và mặt bị yếu hoặc tê liệt, đa phần là ở một bên cơ thể. Triệu chứng này thường tấn công một cách đột ngột

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Mệt mỏi toàn thân

Đột nhiên khó đi lại

Nên lưu ý không tự lái xe chở bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện vì những nhân viên y tế hiểu rõ những việc cần làm hơn bạn và họ có thể bắt đầu việc điều trị cho bệnh nhân ngay trên xe cấp cứu trên đường đến bệnh viện. Ảnh minh họa: Internet
Xử lý như thế nào khi một người có dấu hiệu đột quỵ?

Tự bản thân bệnh nhân không có khả năng tự gọi cấp cứu vì họ không thể nhấc cánh tay lên và nói một cách rõ ràng, thậm chí là rối loạn và mất luôn nhận thức. Đó là lý do việc nhận ra những triệu chứng báo hiệu là rất quan trọng.

Nếu bạn cho rằng ai đó có thể đang có dấu hiệu đột quỵ, bạn nên kiểm tra 3 điều sau đây và sau đó hãy hành động càng sớm càng tốt:

Gương mặt: bạn nên kiểm tra xem người mà bạn nghi ngờ có tai biến có thể cười hay không và gọi cấp cứu ngay nếu một bên mặt của người đấy xệ xuống so với bên còn lại

Cánh tay: bạn nên yêu cầu họ giơ cánh tay lên và nếu như một trong hai bên cánh tay chùng xuống phía dưới thì hãy mau chóng gọi cấp cứu

Khả năng nói chuyện: bạn nên yêu cầu họ lặp lại một cụm từ đơn giản, chú ý những lời nói lắp hoặc khó hiểu.

Bạn nên lưu ý không tự lái xe chở bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện vì những nhân viên y tế hiểu rõ những việc cần làm hơn bạn và họ có thể bắt đầu việc điều trị cho bệnh nhân ngay trên xe cấp cứu trên đường đến bệnh viện.