Từ năm 1967, chính quyền Sài Gòn cải tạo Nhà lao Cây Dừa do thực dân Pháp xây dựng nhằm mục đích giam cầm, tra khảo những "cán binh cộng sản". Nhà lao Cây Dừa được đổi tên thành Trại giam tù binh Chiến Tranh Phú Quốc hay còn gọi Trai giam tù binh Cộng sản Phú Quốc. Ảnh: Nguyễn Huy
Khắp các khu trại tù là trùng trùng hàng rào kẽm gai 10 – 15 lớp ken cứng, hệ thống bảo vệ kiên cố, dày đặc. Ban đầu, Nhà tù Phú Quốc có đến 12 khu, được đánh số thứ tự 1 đến 12. Từ năm 1972, nhà tù này mở rộng thêm 2 khu (13, 14). Mỗi khu chia làm nhiều phân khu và có thể chứa đến 3.000 tù binh/ khu. Ảnh: Nguyễn Huy
Cùng đội ngũ cai ngục, 3 tiểu đoàn quân cảnh được huy động bảo vệ nhà tù- địa ngục trần gian. Lúc cao nhất tới bốn tiểu đoàn lính gác. Ngoài biển thường xuyên có một hải đoàn hải quân tuần tiễu vòng ngoài… Bộ máy đàn áp lên đến 4.000 người gồm cả hải, lục, không quân. Ảnh: Nguyễn Huy
Vũ khí, chó nghiệp vụ canh giữ, tuần tiễu ngày đêm, cùng những vòng dây kẽm gai giăng khắp, hòng làm triệt tiêu ý thức phản kháng, đào tẩu của tù bình. Ảnh: Nguyễn Huy
Cai ngục mất hết tính người khi trực tiếp dùng đinh nhọn, dài 3-10cm đóng vào các khớp chân, tay, đầu gối tù nhân. Người tù bj trói chặt, sau đó cai ngục đóng từng chiếc đinh vào người. Nhiều hài cốt của những tù binh bị giết hại ở Phú Quốc, vẫn còn những cây đinh găm vào thân thể. Trong đó, Liệt sĩ Nguyễn Thanh Long còn bị đóng đinh vào đầu, xuyên hộp sọ. Tại bảo tàng Phú Quốc vẫn còn lưu giữ nhiều chiếc đinh tố cáo tội ác này. Ảnh: Nguyễn Huy
Ép lồng ngực, lộn vỉ sắt, bẻ răng sống... Tù binh Phú Quốc bị tra tấn mỗi ngày bằng hàng loạt những nhục hình tàn ác. 2 tấm gỗ được ép trên dưới người tù, vặn vít chặt khiến lồng ngực tổn thương, đau đớn. Tấm vỉ sắt dùng cho đường ray xe lửa được nung nóng, sắc cạnh bắt người tù mình trần lộn nhiều vòng tóe máu.Ảnh: Nguyễn Huy
"Chuồng cọp ngoài trời". Tù nhân bị bắt cởi trần, nằm trên nền cát đá bỏng rát dưới ánh mặt trời, bị bỏi đói nhiều ngày niền. Ảnh: Nguyễn Huy
Mỗi lần thuyết trình tội ác địa ngục trần gian nhà tù Phú Quốc, chị Giầu- Hướng dẫn viên khu chứng tích này, không cầm được nước mắt trước hành vi quá bạo tàn của đội cai ngục nhà tù. Ảnh: Nguyễn Huy
Có đến hơn 40 kiểu tra tấn tù binh ở nhà tù Phú Quốc này, với tính sát thương cao. Ảnh: Nguyễn Huy
Hơn 4.000 tù nhân bị chết dưới những đòn tra tấn dã man này. Ảnh: Nguyễn Huy
Không gục ngã trước các đòn tra tấn ác độc của nhà tù Phú Quốc, các tù binh cộng sản bền gan vững trí, tìm cách vượt ngục. Đào hầm vô cùng khó khăn. Các tù binh tận dụng mọi thứ có thể như lắp cà mèm đựng cơm, tranh thủ đên khuya. Miệng hầm chọn vị trí dưới giường của tù binh bị bệnh lan y để tránh sự kiểm tra của cai ngục. Ròng rã nhiều tháng trời, đường hầm vượt ngục mới hoàn thành. Ảnh: Nguyễn Huy
Đã có nhiều cuộc vượt ngục huyền thoại thành công, thoát khỏi nhà tù Phú Quốc. Ảnh: Nguyễn Huy
Mỗi năm khu di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc đón hàng vạn lượt khách tới thăm: cựu tù, người dân, du khách trong và ngoài nước. Các bạn trẻ, học sinh cũng tổ chức các đoàn đến thăm, tìm hiểu lịch sử. Ảnh: Nguyễn Huy
Năm 1993, Nhà tù Phú Quốc được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Di tích này được tỉnh Kiên Giang phục hồi, tôn tạo nhiều hạng mục: đường ngầm vượt ngục,chòi canh, chuồng cọp, đài tưởng niệm ở nghĩa địa tù binh và nhà trưng bày bổ sung di tích…