Ban đầu, quảng trường này có tên gọi là “Quảng trường thương mại” (Torgovaya Ploshad). Sang thế kỷ 16, được đổi tên thành “Quảng trường Troitskaya” (Chúa Ba Ngôi của Đạo Cơ đốc).
Sau đó, Quảng trường này được sử dụng cho nhiều nghi lễ từ công cộng đến trang trọng như lễ đăng quang của các Sa hoàng.
Từ thời Sa Hoàng, Quảng trường Đỏ hiện nay được sử dụng cho các nghi lễ chính thức của tất cả các chính quyền Liên bang.
Nhiều ý kiến cho rằng, Quảng trường Đỏ sở dĩ có cái tên như vậy là xuất phát từ sắc đỏ của những viên gạch bao quanh. Tuy nhiên, đa số cho rằng, cái tên Quảng trường Đỏ là bắt nguồn từ tên gọi: Krasnaya. Từ này trong tiếng Nga có nghĩa là “màu đỏ”, trong tiếng Slavo cổ có nghĩa là “đẹp”. Người Nga ngụ ý bày tỏ sự tự hào về công trình kiến trúc có một không hai của đất nước.
Người ta tin rằng quảng trường này có tên gọi như hiện nay (thay thế cho tên gọi Pozhar – “Khu vực cháy” cũ) vào nửa cuối thế kỷ 17 với nghĩa "đẹp".
“Quảng trường Đỏ” là tên gọi chính thức với nghĩa “màu đỏ” được sử dụng từ thế kỷ 19 đến ngày nay.
Quảng trường Đỏ là nơi mà từ đó, các đường phố chính của Moscow tỏa ra theo các hướng để tạo thành “Vành đai vàng” (Zolotoe Kolso) của nước Nga.
Quảng trường Đỏ là nơi diễn ra các lễ duyệt binh hoành tráng của nước Nga. Một trong hai lễ duyệt binh lớn nhất và đặc biệt nhất trong lịch sử thế giới diễn ra tại đây vào năm 1941 là khi thành phố Moscow bị quân đội Đức bao vây.
Từ đây, Quân đội Liên Xô và các binh lính tình nguyện của các nước đang sống tại Nga đã tỏa ra các mặt trận, bắt đầu cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại kéo dài 1418 ngày đêm của nhân dân Nga.
Quảng trường Đỏ đã được UNESCO công nhận Di sản Thế giới năm 1991.