Mỹ, Anh và Pháp là những nước nhận hợp đồng chính. Qatar, một trong những quốc gia giàu nhất thế giới hiện đang muốn mua thêm tiêm kích F-35 từ Mỹ sau khi ký các thỏa thuận mua tiêm kích Dassault Rafale của Pháp, Eurofighter Typhoon của châu Âu, Boeing F-15EX của Mỹ.
Trong nỗ lực thay thế phi đội chỉ với 12 chiếc Mirage 2000, Qatar, quốc gia có lực lượng không quân bị xem là thuộc “nhóm yếu nhất thế giới” đã bắt đầu chương trình hiện đại hóa không quân từ năm 2015.
Họ đã ký một hợp đồng trị giá 6 tỷ USD với Dassault Aviation để mua 24 tiêm kích đa năng Rafale. 12 chiếc đã được đặt hàng vào năm 2018. Hơn nữa, Qatar đang cân nhắc mua thêm 36 chiếc Rafale.
Rafale là một tiêm kích đa nhiệm vụ được thiết kế cho Không quân và Hải quân Pháp. Máy bay được thiết kế để thực hiện vô số nhiệm vụ tầm ngắn và tầm xa, bao gồm tấn công mặt đất và trên biển, trinh sát, tấn công chính xác và răn đe hạt nhân.
Rafale đã được thử nghiệm trên chiến trường và đã được triển khai tại các khu vực chiến sự của Afghanistan, Mali, Libya, Syria và Iraq.
Rafale có thể mang theo một loạt các loại đạn thông minh dựa trên nhiệm vụ. Một số loại vũ khí cao cấp mà Rafale được trang bị các loại tên lửa MICA, METEOR, HAMMER, SCALP, AM39 và EXOCET.
Rafale có thể triển khai bom dẫn đường bằng laser, bom không dẫn đường cổ điển, pháo NEXTER 30M791 30 mm tốc độ 2500 phát / phút. Các loại vũ khí dành riêng cho khách hàng cũng có sẵn để Qatar lựa chọn.
Tính linh hoạt của Rafale được hỗ trợ bởi sự kết hợp đa cảm biến-dữ liệu khiến nó trở thành một biện pháp ngăn chặn hiệu quả chống lại các mối đe dọa truyền thống và không đối xứng. Tính đến năm 2020, Qatar đã nhận được 15 tiêm kích Rafale. Phi đội đầu tiên đóng tại Căn cứ Không quân Tamim ở Dukhan.
Vào năm 2017, Qatar đã ký hợp đồng trị giá 12 tỷ USD với hãng Boeing để mua 36 tiêm kích F-15QA, được thiết kế riêng cho các yêu cầu hoạt động của không quân Quatar. Công ty gần đây đã giao lô máy bay đầu tiên cho Qatar.