Phát triển thương mại Hà Nội: Liên kết để tăng sức cạnh tranh

Yêu cầu phát triển thương mại Thủ đô theo hướng văn minh hiện đại được quy định bởi xu hướng chung phát triển thương mại quốc tế, cũng như bởi việc mở rộng TP. Hà Nội theo Quyết định 15/2008/NQ- QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội.

Phát triển thương mại Hà Nội: Liên kết để tăng sức cạnh tranh

Yêu cầu phát triển thương mại Thủ đô theo hướng văn minh hiện đại được quy định bởi xu hướng chung phát triển thương mại quốc tế, cũng như bởi việc mở rộng TP. Hà Nội theo Quyết định 15/2008/NQ- QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội.

Ảnh: minh họa - Internet

Với tổng diện tích đất tự nhiên là 3.344,7 km2, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Nhiệm vụ chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050" thì Hà Nội sẽ có quy mô dân số đến năm 2030 đạt khoảng 10 triệu người, được phát triển thành đô thị có tính cạnh tranh cao, môi trường làm việc và đầu tư đạt tiêu chuẩn quốc tế, môi trường sống, sinh hoạt giải trí chất lượng cao; cũng như có các trung tâm thương mại hiện đại, đẳng cấp quốc tế; Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải đảm bảo hiện đại, phát triển bền vững...

Hướng mạnh vào xuất khẩu

Theo quy hoạch tổng thể này, ngành thương mại Thủ đô sẽ phấn đấu giá trị tăng thêm năm 2015 đạt 13.365 tỉ đồng, năm 2020 đạt 27.720 tỉ đồng; Tỉ trọng giá trị gia tăng của ngành thương mại trong GDP TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 khoảng từ 17 - 19%; Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020 lần lượt là 11,9%/năm và 11,2%/năm. Tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa bình quân 10 - 12%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và đạt 14 - 15%/năm giai đoạn 2016 - 2020.

Đến năm 2020, sản phẩm chế biến chiếm 65%, dịch vụ chiếm 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội bình quân/năm giai đoạn 2011 -2015 là 18 - 20%, giai đoạn 2016 -2020 là 17 - 18% ; Tỉ trọng thương mại bán lẻ hiện đại đạt 50% vào năm 2010; 60% vào năm 2020; tăng tỉ lệ đúng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lên khoảng 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố vào năm 2015...

Đến năm 2020, xuất khẩu hàng nông sản đạt 2,2 tỉ USD, hàng dệt may đạt 3 tỉ USD, hàng điện tử, tin học và viễn thông đạt 7.500 triệu USD... Các dịch vụ xuất khẩu cần tập trung phát triển theo thứ tự ưu tiên là: Dịch vụ xuất khẩu lao động, Dịch vụ gia công phần mềm, Du lịch, Dịch vụ tài chính - ngân hàng và dịch vụ bưu chính viễn thông, Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, Dịch vụ phục vụ hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài (dịch vụ tư vấn, dịch vụ phục vụ cho khu cụng nghiệp, khu chế xuất,...).

Huy động mọi thành phần vào phát triển thương mại nội địa

Xây dựng và phát triển mạnh thương mại nội địa theo hướng hiện đại được thành phố xác định dựa trên các cơ cấu ngành hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước; phát triển mạnh các loại hình dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao tạo điều kiện cho phát triển xuất khẩu dịch vụ; phát triển thị trường cho các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng cao/ hoặc các nhóm sản phẩm có tỉ trọng kim ngạch lớn; khuyến khích phát triển phương thức hiện đại bán hàng tiêu dùng theo hướng khuyến khích bán hàng qua các

Tổng đại lý hoặc nhượng quyền thương mại, bao gồm cả các chức năng chế biến, gia công, lắp đặt, dự trữ và áp dụng thương mại điện tử; Khuyến khích phát triển phương thức kinh doanh chuỗi trên cơ sở liên kết và liên doanh của những nhà kinh doanh nhỏ;trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tổng hợp, các đường phố thương mại, các trung tâm bán buôn, các khu dịch vụ phụ trợ, các tổng đại lý hoặc nhượng quyền thương mại…

Ưu tiên phát triển các trung tâm bán buôn hiện đại; Phát triển mạng lưới các khu logistics tập trung để cung cấp đồng bộ các dịch vụ hậu cần phân phối; Phát triển đa dạng các hình thức bán buôn theo hướng khuyến khích đấu thầu mua sắm với sản phẩm chủ yếu, khối lượng lớn và cung ứng hàng hóa trực tiếp để giảm chi phí; Phát triển các trung tâm giao dịch nguyên, phụ liệu cho từng ngành sản phẩm; Khuyến khích và hỗ trợ giao dịch giữa các hệ thống theo mạng trên cơ sở thành lập các sàn giao dịch điện tử và thị trường giao dịch kỳ hạn; Phát triển các chợ trung tâm bán buôn nông sản hiện đại theo hướng mua bán chuyên nghiệp và đấu giá, thanh toán qua hệ thống điện tử để gắn kết doanh nghiệp với các nhà sản xuất nông sản, trung tâm xuất, nhập khẩu hàng nông sản; Nâng cấp, cải tạo và xây mới các chợ bán lẻ;Phát triển các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền thương mại, Tổng đại lý khu vực và đại lý; Bán hàng trực tiếp từ kho chứa...

Theo Nguyễn Minh Tâm
Kinh tế & Đô thị

Theo Tổng hợp