Nữ cố vấn đặc biệt của Obama

Nữ cố vấn xuất thân từ tầng lớp thượng lưu da màu của thành phố Chicago nằm ở trung tâm của guồng máy chính quyền Obama. Bà là người thầy của ông thuở ban đầu, giữ vị trí thân cận ở Nhà Trắng và có một uy tín không ai bằng!

Nữ cố vấn đặc biệt của Obama

> Sự thật về 'thư ký riêng Tổng thống Obama' dự show Đàm Vĩnh Hưng

> Mỹ - Trung ứng xử thế nào với tranh chấp trên Biển Đông?

Nữ cố vấn xuất thân từ tầng lớp thượng lưu da màu của thành phố Chicago nằm ở trung tâm của guồng máy chính quyền Obama. Bà là người thầy của ông thuở ban đầu, giữ vị trí thân cận ở Nhà Trắng và có một uy tín không ai bằng!

 

Vào thời gian phát động cuộc tấn công chớp nhoáng tiêu diệt Bin Laden, Tổng thống Obama đã ba lần yêu cầu cơ quan mật vụ hủy bỏ cuộc tác chiến. Lần thứ nhất vào tháng 1/2011, lần tiếp theo vào tháng 2 và lần thứ ba tháng 3. Đây không phải cố vấn quân sự của ông làm cho ông do dự, cũng không phải Bộ trưởng Quốc phòng và cũng không phải bà Hillary Clinton. Không phải họ mà chính Valerie Jarrett - nữ cố vấn bí mật nhất và quyền lực nhất của Nhà Trắng.

Ba lần bà đã thuyết phục được ông - vì có nguy cơ về mặt chính trị - hoãn lại cuộc hành quân đó. Tình tiết ấy được tiết lộ bởi nhà báo điều tra Richard Miniter bình luận viên của Tạp chí Forbes, minh họa rõ uy tín rất cao của người nữ cố vấn gốc Phi 56 tuổi này đối với Tổng thống Hoa Kỳ. Valerie Jarrett chỉ nhiều hơn ông Barack có 5 tuổi, đối với ông bà là “một bà mẹ, một bà chị, một người bạn gái” theo công thức của bà Michelle Obama.

Danh hiệu “đa năng” của bà “nữ cố vấn của tổng thống về các công tác quảng bá và các công tác liên bộ” cho phép bà tiếp cận tất cả các hồ sơ và gần như có mọi quyền hành: Quyền ngăn không cho tỉ phú George Joros vào - dù ông là người hiến tiền rất hào phóng của đảng - ông ta muốn có cuộc mặt đối mặt với tổng thống; hoặc quyền dự một bữa ăn trưa riêng của Obama với tỉ phú Warren Buffett!

Ngoại trừ Valerie Jarrett, duy nhất có mình bà gọi tổng thống bằng họ của ông khi bà dùng cơm tối với vợ chồng tổng thống trong khu vực riêng của Nhà Trắng hoặc đi nghỉ hè với họ ở trại David hoặc ở nhà riêng tại Marthas Vineyard.

Từ công tác y tế đến việc nhập cư, đi qua vấn đề quyền của giới đồng tính hoặc tiếp cận sâu vào công việc tránh thai, những tiến bộ của nhiệm kỳ qua mang dấu ấn của nữ cố vấn này…

Ông Obama ảnh hưởng của bà như thế nào?

“Về mặt tri thức và chính trị, hai người chỉ tạo thành một”, Chuck Thurow, đồng nghiệp đã công tác với Valerie Jarrett ở tòa chính trị Chicago nói rõ: “Những thắng lợi và những thất bại của Brack Obama là của bà!”. Sự cộng tác đặc biệt này được phát sinh ở Chicago đã hơn 20 năm khi Brack Obama mới chỉ là một luật sư trẻ, triển vọng và Valerie Jarrett đã là một nhân vật danh tiếng của xã hội thượng lưu của thành phố.

Trái ngược với Barack và Michelle, cô con gái độc nhất của thầy thuốc về di truyền học và một nữ bác sĩ tâm lý danh tiếng cho trẻ em là sản phẩm thuần khiết của giới thượng lưu da đen: Cụ nội của Valerie là người Mỹ gốc Phi đầu tiên đã vào Đại học MIT và ông nội của bà trở thành một doanh nhân lớn về bất động sản của thành phố này. Về phần cha của bà, phát hiện ra rằng, ông sẽ có một sự nghiệp da trắng, ông đã quyết định đầu tư vào một chương trình hợp tác khoa học ở các nước đang phát triển và ông đã có mặt ở Iran. Chính vì thế Valerie Jarrett được sinh ra ở thành phố Chiraf (Iran).

Với nước da sáng, bà tỏ rõ một ý thức trái nghịch với nguồn gốc của mình. Đồng nghiệp Chuck Thurow xác nhận: “Bà ấy không bao giờ có cảm giác mình ở trong một nhóm dân thiểu số, cũng không thể hiện ý thức dụt dè một chút nào. Trái lại bà ấy đã trưởng thành lên với tinh thần đầy trách nhiệm đối với “nhân dân của mình”!

Lại trở về với Chicago, bà dọn đến khu phố giàu có Hyhe Park, sát Trường đại học Chicago, Valerie Jarrett vào học các trường ưu tú, đi du lịch khắp thế giới, đi nghỉ hè ở một câu lạc bộ nổi tiếng dành cho giới tinh hoa da màu, trước khi vào Đại học Stan Ford rồi Đại học Michigan. Chính ở tòa thị chính Chicago, nữ luật sư này đã thăng tiến trong sự nghiệp. Được tuyển dụng vào Ban Pháp lý, bà trở thành một trong những nữ cộng tác viên thân cận của ngài Richard Daley, Thị trưởng thành phố…

Valerie Jarrett gây “sợ hãi” cho các cộng tác viên của bà, nhưng ứng xử với những người thân cận bằng một tình bạn thủy chung và độ lượng. Bà quen biết Michelle Robinson - lúc ấy là vợ chưa cưới của một chàng Barack Obama nào đó, trong một cuộc phỏng vấn tuyển dụng cho một chức vụ tại Văn phòng của Thị trưởng. Jarrett sẵn sàng cho bà này được ký hợp đồng làm việc ngay, bà Michelle yêu cầu được suy nghĩ, nhưng đề nghị bà đi gặp mặt chồng chưa cưới của mình. Cũng bữa tối đó, cả ba người cùng ăn cơm tối với nhau và họ không rời xa nhau nữa! Valerie nhận “đỡ đầu” cặp trai - gái này và giới thiệu họ với những vị da trắng hoặc da đen có vai vế ở thành phố Chicago.

Là ủy viên của khoảng một chục hội đồng quản trị, bà không ngừng theo đuổi nhiệm vụ của người thầy cao cả trong khi lao vào phát triển ngành bất động sản, tích lũy được một gia sản kha khá và những mối quan hệ mới. Các bữa ăn tối, các buổi chiêu đãi nối tiếp! Barack có mặt trong hoạt động của một nhóm những nhà tài chính và những người cống hiến tiền bạc sẽ là những người quyết định trong đường đua chính trị của ông. Một người trong số họ kể lại: “Chúng tôi là gia đình và Valerie là “người mẹ” của tất cả tham vọng của chúng tôi!”. Nhiều người phát biểu thế này: Phải chăng vì muốn bảo vệ ông quá mức, Valerie đã cách ly ông Obama?

Obama vừa được bầu lên, thì chính đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã cố nài Jarrett về với họ ở Nhà Trắng! “Việc đó làm cho tôi yên tâm, để biết rằng, có được một người như bà ấy ở bên cạnh Barack!”, Michelle đã nói như vậy.

Được biết, Valerie Jarrett khi đó đã nghĩ đến việc dấn thân vào cuộc chạy đua vào Thượng nghị viện - nhưng đã từ bỏ tham vọng này và nhận nhiệm vụ với Barack. Lịch trình làm việc, những việc bổ nhiệm, rồi các kế hoạch bàn thảo… bà đã bắt tay vào việc, “đi tắt” qua các cấp quản lý cấp cao và quản lý chặt cơ quan truyền thông. Khốn khổ cho người nào dám chỉ trích tổng thống hoặc giả thiếu lòng trung thành với ông. Không lạ lẫm gì các mối quan hệ với một số thành viên của “êkíp”, ai ganh tỵ, ai vượt quá quyền hạn, chẳng hạn Trưởng ban Hành chính của Nhà Trắng, ông Rahm Emamel nóng nảy, rồi người kế vị ông ta là Wiliam Daley: cả hai vị đã phải “chào thua” bà cố vấn.

Theo Lê Văn
Petrotimes

Theo Đăng lại