Dầu ăn được tinh lọc từ nguồn gốc thực vật, nằm ở thể lỏng trong môi trường bình thường. Có khá nhiều loại dầu được xếp vào loại dầu ăn được gồm: dầu olive, dầu cọ, dầu nành, dầu canola, dầu hạt bí ngô, dầu bắp, dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu lạc, dầu hạt nho, dầu vừng, dầu argan và dầu cám gạo…
Lợi ích của dầu ăn với sức khỏe
Bí quyết chọn dầu ăn tốt
- Nhận biết qua mùi dầu:Lấy một vài giọt dầu ăn nhỏ vào lòng bàn tay, rồi di miết, dàn rộng dầu ra lòng bàn tay rồi đưa lên mũi ngửi. Dầu ăn có chất lượng tốt có mùi bình thường, có mùi thơm đặc trưng của từng loại dầu, không ôi, không khét, không có mùi lạ, mùi khó chịu gì khác.
- Nếm hương vị của dầu:Lấy một chiếc đũa sạch chấm vào dầu và nhỏ 1-2 giọt vào lòng bàn tay. Dùng lưỡi nếm xem dầu có mùi vị gì lạ không. Nếu dầu có chất lượng tốt, hương vị sẽ bình thường, không chát, không đắng, không chua mà chỉ có hương vị đặc trưng của sản phẩm, tùy theo từng loại dầu.
-Chọn dầu có màu vàng sẫm trong suốt:Nếu dầu ăn có phẩm chất cao, hàm lượng nước và tạp chất ít thường có màu vàng sẫm, óng lên và trong suốt. Nếu dầu ăn chỉ có màu vàng nhạt trong suốt thì chỉ la loại dầu bình thường. Còn các loại dầu ăn vừa có màu vàng nhạt, không trong suốt thì tùy theo độ đục nhiều hay ít, ta có thể đánh giá được phẩm chất dầu thấp hay cao, có hàm lượng nước và tạp chất nhiều hay ít.
Theo BS. Bùi Quang Sáng- Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân y 354, Hà Nội: Ưu điểm của dầu ăn so với mỡ động vật là dầu ăn có hàm lượng các axit béo không no cần thiết, có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol, phòng xơ vữa động mạch cao hơn mỡ động vật.
Ngoài ra, dầu ăn có chứa nhiều axit béo omega-3, omega-6 là một trong những thành phần dinh dưỡng cơ bản không thể thiếu cho sự tăng trưởng và hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, khi dầu thực vật được dùng để chiên, rán ở nhiệt độ cao hơn 180 độ C thì sẽ bị ôxy hóa và biến chất. Vì thế, tuyệt đối không được dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.
Một số lợi ích sau của dầu ăn đối với sức khỏe:
Phòng bênh tim mạch, cao huyết áp: Dầu ăn có thể phòng ngừa các chứng bệnh như xơ cứng động mạch, cao huyết áp, tâm lực hao tổn, thận suy yếu, xuất huyết não. Axit béo, omega-3, omega-6 trong dầu ăn có thể làm cho động mạch thu co lại, tăng cường khả năng lưu thông máu, giảm áp lực cho tim. Từ đó, giúp tránh được các bệnh tim mạch, capo huyết áp.
Ngoài ra, axit béo omega-3, omega-6 còn có thể phòng chống máu vón cục nhờ khả năng làm giảm mức độ kết dính của máu, tránh được các cơn đau co thắt tim, đột quỵ do cao huyết áp.
Tránh được các bệnh về túi mật, sỏi mật: Trong dầu ăn còn chứa nhiều thành phần vitamin A, D, F, K, chất carotine, vitamin dung hoà chất béo và chất chống ôxy hoá nhưng lại không có cholesterol, nên khả năng hấp thụ vào cơ thể là rất lớn.
Dầu ăn có chức năng làm giảm, ngăn chặn nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày và bệnh viêm loét đường ruột, đồng thời có thể kích thích dịch mật bài tiết làm cho chất mỡ giảm thấp và hoà tan để niêm mạc đường ruột hấp thụ, giúp phòng tránh các bệnh viêm túi mật, sỏi mật.
Phòng chống béo phì và đái tháo đường: Dầu ăn giúp tăng cường chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Chất DHA giúp tăng độ nhạy của insulin, khi cơ thể dung nạp một lượng axit béo thích hợp, chức năng trao đổi chất sẽ được tăng cường, giúp giảm được nguy cơ gây ra béo phì và bệnh đái tháo đường.
Tốt cho hệ xương khớp: Chất chống ôxy hoá thiên nhiên và axit béo omega-3 trong dầu ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ khoáng chất như calci, phospho, kẽm của cơ thể, từ đó thúc đẩy hệ xương phát triển, duy trì mật độ cho xương, giảm bớt nguy cơ hình thành loãng xương do các gốc tự do gây ra.
Tác dụng chống ung thư: Axit béo omega-3 kết hợp với omega-6 tranh hoạt chất xúc tác cần thiết cho sự trao đổi để các tế bào ác tính phát triển thành khối u ở các bộ phận như vú, tuyến tiền liệt, đại tràng, tử cung... Ngoài ra, axit béo omega-3 còn có thể làm tăng thêm tác dụng hóa trị và xạ trị, giúp tăng mức độ công kích của các hóa chất, tia xạ để hủy hoại các tế bào ác tính.
Sử dụng dầu ăn đúng cách
Theo BS. Bùi Quang Sáng thì, các bà nội trợ không nên đợi dầu ăn nóng lên rồi mới cho thức ăn vào nấu, thói quen này không khoa học. Nhiệt độ dầu cao không chỉ tiêu diệt tất cả các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, mà còn sản xuất một số chất peroxide và các chất gây ung thư khác. Cách chế biến tốt nhất là để cho chảo thật nóng, sau đó mới cho dầu vào, tiếp đếm cho luôn cả thực phẩm cần nấu vào chảo.
Khi rán thịt, cá… bạn nên sử dụng dầu ăn hỗn hợp được chiết xuất từ các loại hạt như dầu đậu nành, dầu vừng, dầu hạt hướng dương… Những loại dầu này làm cho món rán có màu vàng, đẹp, mùi thơm của dầu cũng khiến món ăn thêm ngon và hấp dẫn hơn.
Khi sử dụng cho trẻ nhỏ nên sử dụng các loại dầu tinh luyện từ thực vật được chiết xuất duy nhất từ một loại hạt như vừng, lạc, đậu tương... Vì cơ quan tiêu hóa của trẻ còn yếu, chưa thể hấp thu nhiều chất cùng một lúc.
Khi nấu các loại thịt bạn nên sử dụng dầu lạc, vừng. Hai loại dầu này có thể khử được mùi tanh của cá và vị ngái của thịt. Khi hấp cá, nên rưới một chút dầu lạc, cá vừa bóng lại vừa thơm, ngon hơn.
Lưu ý:
- Không nên ăn quá nhiều dầu ăn vì nếu dư thừa quá nhiều omega-6 sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư vú, đại tràng, xơ vữa động mạch, tuyến tiền liệt…
- Hạn chế dầu ăn với những người mắc bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, béo phì, cao huyết áp, mắc bệnh suy gan, thận… Nếu có sử dụng chỉ dùng các loại dầu thực vật và không quá 10ml/ngày.
- Trong dầu còn có chất lắng, nếu ăn vào sẽ rất hại cho cơ thể. Trường hợp nhẹ có thể gây chóng mặt, buồn nôn, nặng sẽ gây đau bụng, khó thở, tăng huyết áp, tay chân mệt mỏi…
-Các loại dầu ăn nhiễm bẩn khi được đun nấu ở nhiệt độ cao nhiều lần, chất độc sẽ dễ dàng phôi ra, xâm nhập cơ thể sẽ gây tổn thương các tế bào, dễ tạo thành những khối u, gây ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm.