Chỉ trong nửa cuối năm nay, các nhà cung ứng vật liệu chính như Kobe, Mitsubishi và Toray đã thú nhận làm giả dữ liệu sản phẩm.
Các nhà sản xuất ôtô Nissan và Subaru cũng đã thừa nhận họ đã sử dụng sử dụng nhân viên kiểm soát chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn trong quá trình kiểm tra chất lượng xe đang được bán tại thị trường Nhật Bản.
Theo một cuộc khảo sát của Reuters được tiến hành từ 21/11 đến 4/12, 9 trong số 10 công ty Nhật Bản cho biết họ lo lắng về tác động của vụ scandal tới uy tín của quốc gia trong lĩnh vực sản xuất. Trong khi 28% nói rằng họ rất quan ngại về vấn đề này, 61% nói họ lo lắng ở mức độ nhất định.
Một nhà quản lý của một công ty xây dựng đã bày tỏ: “Niềm tin về sản phẩm chất lượng cao của Nhật Bản đã bị lung lay và sẽ cần thời gian để lấy lại niềm tin đó”.
Để đối phó với các vụ scandal, 44% các công ty và 48% các nhà sản xuất cho biết họ đã thực hiện hoặc đang có kế hoạch thực hiện các biện pháp để đảm bảo kiểm soát chất lượng. Nhiều công ty có dính líu tới vụ bê bối cho biết họ đã tăng cường quy trình tuân thủ và chú trọng đến các chi tiết của hợp đồng với khách hàng.
Một số người nói rằng họ đang xem xét các quy định nội bộ và tăng cường giám sát kiểm soát sản phẩm. Một công ty ô tô cho biết họ cũng đang tiến hành kiểm tra tại chỗ.
Jiro Nakano - người đứng đầu quỹ quản lý quỹ cổ phần của Nhật Bản tại Nikko Asset Management và là một chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp đã xem xét kết quả khảo sát và cho biết những vụ scandal năm nay là những trường hợp đặc biệt.
Ông cũng cho biết thêm, những vụ sandal này đã làm nổi bật một số mặt tiêu cực của văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản mà họ cần phải thay đổi và tạo cơ hội để các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy chuẩn quốc tế.
"Phải mở rộng giám sát đến tất cả các tầng của nhà máy, tăng cường hơn nữa các thương hiệu Nhật Bản, đặc biệt là liên quan đến công nghệ và sản xuất truyền thống”, Jiro Nakano nói.
Để bao biện cho những vụ bê bối, Kobe đã đổ lỗi cho áp lực tăng lợi nhuận trong khi Nissan lại đổ lỗi cho tình trạng thiếu lao động. Đồng thời, các chuyên gia cũng lưu ý rằng sự xu thế của các nhà sản xuất Nhật Bản trong tuyển dụng các công nhân hợp đồng tạm thời đã làm giảm các tiêu chuẩn và tăng khả năng xảy ra sự cố và tai nạn.
Cuộc thăm dò ý kiến của Reuters do Nikkei Research tiến hành đã khảo sát 547 công ty lớn và trung bình với điêu kiện không tiết lộ danh tính. Khoảng 240 công ty đã trả lời các câu hỏi về vụ bê bối dữ liệu gần đây.