Nhà bằng thép tái chế dùng cây làm mặt tiền cản nắng nóng gây thương nhớ

TPO - Ngôi nhà không chỉ mang đến không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên mà còn tôn trọng và bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng kết cấu thép tái chế và vật liệu tự nhiên.

Khu đất xây dựng ngôi nhà này nằm cách biển 100m với thiết kế mặt đứng công trình sử dụng hệ thống các thanh gỗ lấy từ các xưởng cưa địa phương nhằm tạo lớp ngăn cách không gian trong và ngoài đồng thời tạo hiệu ứng như mặt biển nhấp nhô mang đến một không gian nhiệt đới cho người ở.

Kết cấu thép và vật liệu gỗ mặt tiền được sử dụng từ các xưởng cưa là một trong những điểm nổi bật của công trình này.

Bằng cách sử dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương, các kiến trúc sư đã giảm được lượng chất thải xây dựng và sử dụng tài nguyên.

Kết cấu thép không chỉ mang đến sự bền vững, độ bền cao cho căn nhà mà còn tạo nên phong cách hiện đại, độc đáo.

Nhờ sử dụng mái ngói, ánh sáng tự nhiên được đưa vào không gian bên trong, tạo cảm giác cởi mở và thân thiện với môi trường.

Vật liệu tự nhiên là một yếu tố quan trọng trong thiết kế của ngôi nhà. Gỗ được sử dụng rộng rãi trong không gian nội thất, mang lại sự ấm áp và tự nhiên cho khách hàng.

Từ việc sử dụng gỗ cho các cấu trúc chính đến việc sử dụng đá tự nhiên địa phương cho các bức tường và sàn nhà. Công trình mang đến một môi trường sống gần gũi với thiên nhiên và cảm giác thân thuộc ấm cúng.

Ngôi nhà gồm 2 tầng. Trong đó tầng 1 là khu vực không gian mở với gara để xe và bể bơi phía trước, phòng khách và bếp phía sau tạo sự riêng tư tránh xa ồn ào bên ngoài.

Tại tầng 1, các không gian chức năng được lát sàn gỗ tự nhiên, đá tự nhiên địa phương xen kẽ cây xanh tạo cảm giác trong và ngoài ngôi nhà như ngôi nhà thứ hai vô cùng gần gũi.

Tầng 2 gồm 4 phòng ngủ giống nhau ở 4 góc của khu đất, ở giữa là hành lang cầu và giếng trời riêng cho 4 phòng ngủ đồng thời kết nối 4 phòng ngủ với không gian công cộng bên dưới, đồng thời tạo sự đối lưu không khí cho các không gian, mỗi phòng ngủ đều có tầm nhìn với thiên nhiên giúp nạp năng lượng cho các giác quan của người sử dụng.

Theo Archdaily/H2