Ngoài hệ mặt trời có nhiều “trái đất” khác

Mới đây, các nhà khoa học phát hiện hành tinh có kích thước tương tự trái đất và tồn tại nước ở dạng lỏng.
Kepler- 186f có kích cỡ gần bằng trái đất, đặc biệt chứa nước trên bề mặt.

Tạp chí khoa học (Sience) dẫn lời các nhà thiên văn học của Viện Nghiên cứu sự sống ngoài Trái đất (SETI) tại trung tâm nghiên cứu Ames của NASA cho biết, đã phát hiện hành tinh có khả năng chứa sự sống ngoài trái đất. Hành tinh này có tên là Kepler-186f, đây là hành tinh đầu tiên có nước dạng lỏng trong số những hành tinh đã tìm kiếm.

Hành tinh này có kích thước bằng 1,1 lần kích thước trái đất, cách chúng ta 490 năm ánh sáng và một năm ở Kepler-186f khoảng 130 ngày. Tuy nhiên, khối lượng và thành phần bề mặt của Kepler- 186f vẫn chưa được xác định.

Kepler-186 nằm trong cùng hệ thống có 4 hành tinh khác quay quanh một ngôi sao lùn đỏ loại M1 có kích thước và khối lượng bằng một nửa của mặt trời của chúng ta. Vì vậy, độ sáng của hành tinh này nhận được vào buổi trưa sẽ bằng ở trái đất 1 giờ trước khi mặt trời lặn.

Ảnh NASA phát họa về cảnh quan trên Kepler- 186f

TS Steve Howel - một trong những tác giả chính của phát hiện này - nói: “Lấy hành tinh của chúng làm ví dụ, nước là một yếu tố cực kỳ quan trong trọng cho sự sống. Khả năng Kepler-186f tồn tại nước dạng lỏng sẽ mang lại cơ hội tìm kiếm một sự sống mới ngoài hệ mặt trời”.

Trước đó, tháng 10/2013, kính viễn vọng Kepler của NASA cũng đã phát hiện hành tinh ngoài Hệ Mặt trời Kepler 78b có kích thước lớn hơn Trái Đất 1,2 lần, khối lượng lớn hơn 1,8 lần. Nhiệt độ bề mặt nóng hơn so với Trái Đất và lên tới khoảng 2.000 độ C. Theo tính toán của các nhà khoa học, Kepler 78b cũng có thành phần cấu tạo gồm sắt và đá, tương tự như Trái Đất.

Hình ảnh hành tinh mới quay quanh ngôi sao Red Dwarf mới được phát hiện

Nhiệm vụ Kepler được NASA phát động năm 2009, với mục đích tìm kiếm các hành tinh giống như Trái Đất. Kể từ đó, các chuyên gia vũ trụ đã phát hiện khoảng 3.000 hành tinh có thể có sự sống.

Theo Văn Chi

Theo Đất Việt