Đứng vị trí số hai là Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (Trung Quốc). Đại học Quốc gia Singapore xếp thứ ba, Trường Đại học Trung Văn (Hồng Kông, Trung Quốc) xếp thứ tư và Đại học Tokyo (Nhật Bản) ở vị trí thứ năm.
Hồng Kông một lần nữa được khẳng định vị thế là trung tâm giáo dục hàng đầu châu Á khi có tới ba trường trong top năm.
Giám đốc điều hành của QS, Nunzio Quacquarelli, cho biết: “Hồng Kông chứng tỏ qua bảng xếp hạng rằng, họ là một trong những trung tâm hàng đầu về giáo dục đại học ở khu vực. Thành phố này có thể tự hào khi có rất nhiều trường tuyệt vời”.
Điểm mạnh của các trường đại học ở Hồng Kông được cho là tính quốc tế hoá và chất lượng đào tạo chuyên nghiệp, với sự tham gia giảng dạy của giảng viên nước ngoài.
Bên cạnh sự áp đảo của các trường đại học ở Hồng Kông, Nhật Bản cũng có nhiều trường được đánh giá cao, như Đại học Tokyo (xếp thứ năm), Đại học Osaka (thứ bảy), Đại học Kyoto (thứ tám), Đại học Tohoku (thứ chín) và Đại học Nagoya (xếp thứ 10).
Đáng chú ý, trong số 10 trường hàng đầu châu Á không có tên Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh của Trung Quốc đại lục. Đại học Bắc Kinh xếp thứ 12 và Đại học Thanh Hoa đứng thứ 16.
Các trường đại học của Trung Quốc đại lục bị đánh giá thấp ở "tỷ lệ giảng viên trên sinh viên", cho thấy, vẫn còn có nhiều khía cạnh cần được cải thiện trong nền giáo dục đại học ở nước này (chẳng hạn như việc thu hút thêm nhiều tài năng quốc tế và tăng nguồn giảng dạy).
Dưới đây là bảng xếp hạng 10 trường tốt nhất Châu Á năm 2009 - 2010
Xếp hạng năm 2010
Xếp hạng năm 2009
Tên trường
Quốc gia
Điểm 2010
Điểm 2009
1
1
Đại học Hong Kong
Trung Quốc
100.00
100.00
2
4
ĐH Khoa học và công nghệ Hong Kong
Trung Quốc
99.00
97.50
3
10=
ĐH Quốc gia Singapore
Singapore
98.60
92.20
5
3
Đại học Tokyo
Nhật Bản
97.80
98.00
6
8
Đại học quốc gia Seoul
Hàn Quốc
97.00
94.50
7
6
Đại học Osaka
Nhật Bản
96.40
95.50
8
5
Đại học Kyoto
Nhật Bản
96.10
96.00
9
13
Đại học Tohoku
Nhật Bản
94.70
90.80
10
12
Đại học Nagoya
Nhật Bản
94.20
91.30
Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á được soạn thảo dựa trên việc sử dụng những thông số phù hợp với các trường trong khu vực.
Những thông số này gồm việc đánh giá sự tổng hợp của những yếu tố khu vực và quốc tế, như đánh giá của nhà tuyển dụng, khả năng nghiên cứu quốc tế của mỗi trường, chất lượng giảng dạy, sự quốc tế hóa của giảng viên và sinh viên…
Nguyễn Hương
Theo People, Topuniversities