> Đề văn làm thay đổi cách dạy, học
Dũng từng đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi môn tiếng Anh tỉnh Nghệ An, giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Dũng thi đỗ vào Học viện Ngoại giao với điểm số 25,5 (điểm thi môn tiếng Anh: 9,25).
Dũng nói: “Tôi muốn biết bộ trưởng đã nhận được thư của tôi chưa, có quan tâm vấn đề học sinh thắc mắc không và vì sao tôi gửi rất sớm mà vẫn không được phản hồi”.
Vì sao Dũng quyết định gửi thư cho Bộ trưởng?
Qua bức tâm thư, tôi muốn nói với Bộ trưởng rằng, dư luận không đồng tình với hiện tượng khi có sai sót trong ngành giáo dục và khi dư luận phản ánh, bộ không phản hồi lại.
Đặc biệt, tôi muốn qua việc này tạo tiền lệ: Bộ GD&ĐT sẵn sàng đón nhận phản hồi từ học sinh, thí sinh và sẵn sàng đối thoại tích cực, dân chủ; sẵn sàng đối thoại giữa học sinh và thầy cô giáo thay vì phản ứng một chiều như trước đây. Đây cũng là cách để mọi người có cái nhìn tích cực hơn đối với ngành giáo dục.
“Đề thi có tới 80 câu hỏi, nếu có sai sót một câu, đâu có ảnh hưởng gì đến kết quả thi”, ý kiến của Dũng thế nào về nhận xét này?
0,125 điểm không là lớn nhưng nói như thế là không hiểu thực chất về thi tuyển sinh. Lúc đầu, tôi không quan trọng về điểm số mà chỉ quan tâm việc có thắc mắc từ phía thí sinh thì người ra đề sẽ giải đáp thắc mắc.
Tuy nhiên, sau khi đưa lên facebook, nhiều bạn phản ánh: Chỉ thiếu 0,125 đó và các bạn trượt đại học. Có một bạn còn nêu cụ thể trường hợp của cá nhân mình trượt đại học vì 0,125 điểm và vào đúng câu hỏi đó luôn.
Dũng đánh giá thế nào về việc Bộ trưởng GD&ĐT chưa trả lời thư?
Tôi vừa kiểm tra lại và đã giao Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng xem xét trả lời ý kiến của sinh viên Nguyễn Trung Dũng. Ngày mai tôi sẽ kiểm tra lại xem cục đã xử lý như thế nào”
Có thể Bộ trưởng bận công tác nên không có thời gian quan tâm bức tâm thư của học sinh. Tôi vẫn muốn nhấn mạnh lại là bức thư này tôi gửi cho chính bộ trưởng để bộ trưởng không chỉ giải đáp thắc mắc trong đáp án môn tiếng Anh của tôi, mà còn là vấn đề giải đáp khúc mắc của tôi, sự đối thoại của một học trò đối với người thầy, người lãnh đạo ngành giáo dục.
Đáp án đề thi môn tiếng Anh sai hay đúng thì tôi đã phản ảnh với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng; Thư ký của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ trưởng đã chỉ đạo cho cục trả lời, nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận được. Bộ trưởng chưa trả lời tôi cũng có thể, do ông chưa chú ý hết nội dung tôi chuyển tải trong thư.
Nội dung nào trong thư khiến bạn nghĩ bộ trưởng sẽ trả lời?
Thầy cô giáo ra đề có chỗ chưa chính xác là việc có thể chấp nhận được. Việc lãnh đạo Bộ trả lời sẽ tạo tiền lệ tốt cho đối thoại, thể hiện sự quan tâm từ các nhà lãnh đạo ngành GD&ĐT đối với học sinh.
Theo Dũng, HSSV có nhiều điều cần đối thoại với ngành không?
Chỉ trong trường tôi đã có rất nhiều: Chương trình học phổ thông chưa hợp lý: thời lượng học giảm nhưng nội dung lại tăng; trong giảng dạy, học sinh chưa có sự phản biện lại ý kiến thầy cô; học sinh chỉ học để thi chứ không hứng thú... Và, rất nhiều người cho rằng theo tiền lệ cũ thôi, lãnh đạo Bộ sẽ không trả lời, cục không trả lời và bằng cách nào đó, sự việc sẽ trôi vào quên lãng.
Dũng có thất vọng không?
Tôi băn khoăn và suy nghĩ.
Dũng có cho rằng, đây là vấn đề quá nhỏ để Bộ trưởng quan tâm, giải quyết?
Lúc đầu tôi cũng nghĩ như vậy nhưng sau đó tôi cho rằng, viết thư hỏi sẽ tạo ra một phong trào tốt, phong trào này sẽ làm thay đổi căn bản nền giáo dục Việt Nam.
Tôi được biết, ở các nước, học sinh là trung tâm của lớp học và hoạt động tích cực hơn so với ở Việt Nam. Phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực mà Bộ trưởng đang phát động các nhà trường và học sinh cả nước thực hiện là rất hay.
Làm như thế là đang đi theo sự phát triển của các nước tiên tiến. Hành động của tôi đang đi theo phong trào do chính Bộ trưởng kêu gọi.
Hồ Thu
thực hiện