Mổ xẻ 'tình hữu nghị' Trung - Ấn sau sự cố biên giới

TPO - Ngày 5/5 vừa qua, Ấn Độ và Trung Quốc rút quân đội của mình ra khỏi vùng lãnh thổ tranh chấp ở Himalaya. Thực chất đằng sau câu chuyện là ván bài vô cùng phức tạp.

Mổ xẻ 'tình hữu nghị' Trung - Ấn sau sự cố biên giới

> Học giả Mỹ: Trung Quốc chỉ là ‘kẻ bắt nạt xấu xí’

> Triều Tiên sắp có khu trượt tuyết 'đẳng cấp thế giới' 

TPO - Ngày 5/5 vừa qua, Ấn Độ và Trung Quốc rút quân đội của mình ra khỏi vùng lãnh thổ tranh chấp ở Himalaya. Thực chất đằng sau câu chuyện là ván bài vô cùng phức tạp.

Vết thương không ngừng khoét sâu

Quyết định rút quân đã được thông qua tại cuộc gặp của các vị tư lệnh lực lượng biên phòng 2 nước, “Lenta.ru” trích dẫn nguồn của hãng tin “Reuter” thông báo. Việc rút quân của hai bên được tiến hành đồng thời: Các quân nhân Ấn Độ rút từ trận địa mà họ đã chiếm lĩnh từ ngày 16/4 vào sâu trong lãnh thổ nước mình 1 km, và các quân nhân Trung Quốc cũng rời bỏ trận địa mà họ đã chiếm lĩnh ngày 15/4.

 

Lịch sử vắn tắt của vụ rắc rối như sau: ngày 15/4 Ấn Độ tuyên bố rằng, gần 30 quân nhân Trung Quốc đã dựng lán tại vùng núi cao Ladakh (Đông Bắc bang Jammu and Cashmir), và sang ngày hôm sau các quân nhân Ấn Độ cũng đã “đóng trại” cách lán của Trung Quốc 100 mét.

Đường biên giới về mặt hình thức tại Ladakh, phân định giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên thực tế, cho tới bây giờ vẫn chưa được xác lập. Vì vậy cả Ấn độ và Trung Quốc đều có thể tuyên bố với cộng đồng thế giới rằng, “đối phương” xâm phạm vào lãnh thổ của mình.

Andrei Reztrikov, Ekaterina Ermakova (báo “Vzgliad”) dẫn ra trong bài báo của mình ý kiến của các chuyên gia, cho rằng, là bên đưa binh lính của mình vào khu vực tranh chấp trước, Trung Quốc đã thể hiện sẵn sàng giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình.

Ấn Độ và Trung Quốc tranh chấp khu vực lãnh thổ tại vùng núi cao ở phía Bắc Cashmir, và đồng thời gần 60 nghìn km2 ở Đông Bắc bang Arunachal - Prades. Lãnh đạo Cục các vấn đề SNG Trung tâm công nghệ chính trị Sergei Mikheev giải thích với các phóng viên “Vzgliad” rằng, các cuộc tranh chấp lãnh thổ đối với Trung Quốc có một đặc điểm mang tính nguyên tắc: “Điều này được thấy rất rõ trong cuộc xung đột của họ với Nhật Bản nhằm tranh chấp quần đảo Senkaku. Những gì bản thân chuỗi đảo đem lại trên thực tế thật ít ỏi, nhưng người Trung Quốc có thái độ với vấn đề này rất bệnh hoạn”. Nhà phân tích cũng nhận định rằng, “hiện nay người Trung Quốc đang cảm nhận mình là những cầu thủ chính trị tích cực, cảm giác này thôi thúc họ một cách rõ ràng.”

Trong bối cảnh của các cuộc khiêu khích từ phía Bắc Kinh lối hành xử của Ấn Độ có thể trở nên mềm dẻo. Sự khác nhau trong cách hành xử của mỗi bên, ông Mikheev giải thích, có thể tìm trong văn hóa chính trị: “Những cuộc khiêu khích nhỏ như thế- đã có trong phong cách học của người Trung Quốc từ những thập niên 1960”.

Nhà nghiên cứu coi cuộc xung đột lãnh thổ vì tranh chấp bán đảo Đamanxki là ví dụ cho cách hành xử như vậy. Ngoài những hành động quân sự của mình, người Trung Quốc còn tổ chức phô trương, bố trí các biểu ngữ dọc biên giới.

Các quân nhân Trung Quốc, như báo chí Ấn Độ viết, đã chứng tỏ sự sáng tạo trong những cuộc khiêu khích. Vào năm 2012 hai lính Trung Quốc đột nhập vào dải Kumar ở phía Đông-Nam Ladakh và phá hủy một boongke quân sự của Ấn Độ. Trên vùng lãnh thổ tranh chấp những tên do thám đã viết lên các bức tường và vách đá: “Các người đang ở trên lãnh thổ Trung Quốc”. Đồng thời “công tác tuyên truyền” cũng được tiến hành từ trên không: Các máy bay Trung Quốc đột nhập không phận Ấn Độ và rải truyền đơn, thả thực phẩm, thuốc lá.

Yêu Mỹ, ghét Trung

Chủ nhiệm phòng Phương Đông học Viện nghiên cứu khoa học quản lý Aleksei Maslov lưu ý rằng, Trung Quốc đang tiến hành một dự án địa chính trị to lớn: “Trung Quốc đang xây dựng một thế giới mới song song với thế giới của Mỹ”. Đưa các quân nhân của mình vào khu vực tranh chấp, Trung Quốc chỉ ra rằng, nước này không quên điều gì và như trước đây sẵn sàng bảo vệ các đường biên giới của mình. Nhưng ngay sau khi biểu dương sức mạnh họ rút quân, bằng cách đó cho thấy rằng, họ nhận thức được sự cần thiết phải giải quyết các cuộc xung đột.

Ông Maslov nhắc lại rằng, trước Hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng3/2013 chính quyền Ấn Độ đã công bố một báo cáo, trong đó thừa nhận sự chậm chân của mình so với Trung Quốc, kể cả trong lĩnh vực quân sự. Quân đội Trung Quốc ở khu vực tranh chấp được động viên tốt. Trung Quốc tự bảo đảm cho quân đội của mình, còn ở đây Ấn Độ là nước mua vũ khí lớn. Theo ý kiến của vị chuyên gia, lòng yêu chuộng hòa bình của Delhi mang ý nghĩa thực dụng: Dầu sao kết cục của cuộc đối đầu quân sự trong khu vực nói trên cũng đã có thể được xác định sớm.

Hơn nữa, ở Ấn Độ các vấn đề xã hội đang nóng lên, kể cả những vấn đề sắc tộc - tôn giáo. “Sẽ bất lợi cho đảng cầm quyền nếu gây thêm một cuộc xung đột trên biên giới, - Ông Maslov nói. Một cuộc xung đột khu vực như thế chắc Ấn Độ không thể dập tắt’.

Ilaria Maria Sala (“La Stampa”: nguồn văn bản tiếng Nga là “Inopress”) trích dẫn một đoạn của Tuyên bố chung mà Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường đã ký: “Hai nước không cho phép sử dụng lãnh thổ của mình cho các hoạt động thù địch trong mối quan hệ với nhau”, và một đoạn khác: “Hai nước bảo lưu cho mình quyền lựa chọn con đường phát triển chính trị, xã hội và kinh tế riêng, đồng thời các quyền cơ bản của con người sẽ có vị trí thích đáng của mình”. Nữ nhà báo trích dẫn tiếp: “Ấn Độ và Trung Quốc có những khả năng lịch sử để phát triển kinh tế và xã hội, và việc thực hiện nhiệm vụ này sẽ phục vụ cho sự phát triển của hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và trên thế giới. Thế giới có đủ không gian cho sự phát triển của Ấn Độ và Trung Quốc và thế giới cần có sự phát triển chung của hai nước là những quốc gia sẽ trở thành các đối tác, nhưng không phải là đối thủ của nhau”.

Tuy nhiên không phải mọi sự đều tốt đẹp như những gì được viết trong Thông cáo chung. Những kết quả thăm dò ý kiến xã hội Ấn Độ, nữ nhà báo viết, chứng tỏ rằng, các bên sẽ phải vượt qua rất nhiều trở ngại. 84% số người được hỏi tin rằng, mối đe dọa xuất phát từ Trung Quốc. Đất nước được cư dân Ấn Độ yêu quý nhất là Mỹ, còn “tình yêu của họ đối với Trung Quốc” theo thang điểm 10 được đánh giá chỉ đạt 4 điểm.

Theo ý kiến của nhà phân tích Sergei Strokan (“Kommmersant”), dù cho có “tái khởi động”, thì những triển vọng của các mối quan hệ giữa Delhi và Bắc Kinh cũng rất mờ mịt. Sự cạnh tranh lẫn nhau giữa 2 thành viên BRICS ngày một trở nên rõ ràng.

“Cả 2 bên thỏa thuận khôi phục nguyên trạng đã tồn tại trước ngày 15/4 năm nay”,-đại diện chính thức của Bộ ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin thông báo. Người đồng nghiệp Trung Quốc của ông là bà Hoa Xuân Ánh đã giải thích: “Sau cuộc đối đầu ở biên giới Trung Quốc và Ấn Độ cuối cùng đã thể hiện sự kiềm chế và chứng minh quan điểm mang tính xây dựng”.

Nhưng ở đây các quan sát viên đánh giá những triển vọng của việc tái khởi động vừa được bắt đầu trong các mối quan hệ của Delhi và Bắc Kinh khá thận trọng.

Nhà nghiên cứu chính trị Ấn Độ, Phó chủ tịch “Observer Research Foundation” Nandan Unnikrishnan tuyên bố rằng: Đây là việc tạm thời tháo ngòi nổ. Với thế hệ lãnh đạo mới Trung Quốc đang tiến hành đường lối hiếu chiến hơn không chỉ trong các mối quan hệ với Ấn Độ mà với cả các nước châu Á khác. Những cuộc tranh chấp lãnh thổ phát sinh hiện nay mới chỉ là sự khởi đầu”. Theo ý kiến của vị chuyên gia, trong tương lai những mối quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc sẽ được phân chia thành các lĩnh vực: các bên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực này, và cạnh tranh trong những lĩnh vực khác.

Vladimir Skosyrev (“báo Độc lập”) nhắc lại rằng, vừa mới đây người đứng đầu chính phủ Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường đã kêu gọi thiết lập một bầu không khí tin cậy với Ấn Độ. Lo sợ rằng Mỹ muốn lôi kéo nước này vào liên minh chống Trung Quốc, vị khách mời đề nghị tăng cường đầu tư trong nước và mở cửa cho xuất khẩu của Ấn Độ. Thủ tướng Quốc vụ viện CHND Trung Hoa trong thời gian lưu lại Delhi đã đặc biệt nhấn mạnh rằng, Ấn Độ là nước đầu tiên mà ông tới thăm sau khi nhậm chức vào năm nay. “Trên cơ sở tin cậy lẫn nhau sâu sắc hơn hai nước chúng ta có thể tăng cường sự hiểu biết về nhau và xây dựng một hình thức quan hệ mới, thúc đẩy sự phát triển thành công của Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này sẽ là một vận hội thực sự tốt cho Châu Á và thế giới” - Ngài Thủ tướng đã nói như vậy.

Voi có chơi được với rồng?

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc viết về sự trông đợi những mối quan hệ thân thiện giữa “con rồng và con voi”. Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản- “Global Times”- thông báo rằng, Phương Tây có chủ ý khuếch đại sự ầm ĩ xung quanh vụ xung đột gần đây giữa các quân nhân Ấn Độ và Trung Quốc. “Phương Tây quan tâm tới những bất đồng giữa Trung Quốc và Ấn Độ… Trung Quốc sẽ bị tổn thất nếu Ấn Độ cũng bắt đầu thực thi một chính sách giống như Nhật Bản và Philippines trong mối quan hệ với Trung Quốc”. Trong lúc đó khi nói chuyện với phóng viên “NG” người lãnh đạo trung tâm nghiên cứu Ấn Độ của Viện Phương Đông học Viện hàn lâm khoa học Nga Tatiana Shaumyan đã nhắc nhở rằng, “các cuộc đàm phán về biên giới được tiến hành giữa 2 nước từ năm 1981. Trung Quốc đưa ra yêu sách về phần lãnh thổ có diện tích 136 nghìn km2 trong đó có bang Arunachal-Prades. Đồng thời trên thực tế Trung Quốc đã chiếm hơn 30 nghìn km2 ở dải phía Tây trong khu vực Aksai Chin”. Những vùng đất này là vùng núi cao, dân cư thưa thớt, và đối với 2 nước việc kiểm soát được chúng đúng ra là vấn đề quốc thể.

Trong các cuộc gặp gỡ gần đây của những người đại diện Ấn Độ và Trung Quốc một giao ước mang tính thỏa hiệp đã được bàn tới: Ấn Độ công nhận đòi hỏi của Trung Quốc ở dải đất phía Tây, còn Trung Quốc thừa nhận Arunachal-Prades là lãnh thổ Ấn Độ. Nhưng điều này tỏ ra là phương án không thể chấp nhận được.

Chuyến thăm 3 ngày của Thủ tướng Quốc vụ viện CHND Trung Hoa mới đây tới Delhi, Sergei Strokan (“Kommersant”) viết, không kèm theo việc ký kết những hiệp định chính trị hoặc kinh tế-thương mại quan trọng, mà đúng hơn được coi là “cái bắt tay miễn cưỡng qua dãy Himalaya sau những đòn cân não và trò chơi cơ bắp gần đây dọc cái gọi là ranh giới kiểm soát thực tế (trên thực tế-đó là đường biên giới kéo dài gần 4 nghìn km)”.

“Việc hai bên nhất trí đối thoại-là một tin tốt lành. Nhưng không có gì bảo đảm rằng, những nỗ lực này sẽ mang lại những kết quả khả quan,- Nandan Unnikrishnannói- Quả thật là trước đây trong những cuộc hội đàm về biên giới chưa từng có bất kỳ sự tiến triển nào. Còn hiện nay nguyên nhân đích thực của cử chỉ thiện chí từ phía Bắc Kinh là không muốn phá vỡ chuyến thăm Delhi của ông Lý Khắc Cường”.

Sergei Vasilenkov (“Pravda.ru”) chỉ rõ rằng, Ấn Độ không thể đơn độc “đọ sức với Trung Quốc”, và vì vậy Delhi hợp tác với Washington, kẻ từ lâu đã muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới.

Về việc Trung Quốc đối đầu với Mỹ, và vì thế với cả Ấn Độ đã gián tiếp chứng minh rằng, điểm đến tiếp theo trong một loạt chuyến thăm nước ngoài của ông Lý Khắc Cường sẽ là Pakistan. Mục đích chính của chuyến thăm, S.Strokan (“Kommersant”) nhận định, nhằm củng cố các mối quan hệ với quốc gia mà Bắc Kinh coi là bàn đạp quan trọng để kiềm chế Mỹ và Ấn Độ.

Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố: “Tôi muốn khẳng định sự ủng hộ kiên quyết từ phia Trung Quốc những nỗ lực của Pakistan hướng tới mục tiêu bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”. Các chuyên gia đánh giá phát ngôn này chẳng khác gì 'ném đá vào vườn rau' của Ấn Độ-quốc gia kiên quyết phản đối Pakistan và đồng thời cả Mỹ đang tiếp tục oanh tạc từ trên không xuống lãnh thổ Pakistan trong khuôn khổ cuộc đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố.

Những thỏa thuận đạt được trong quá trình chuyến thăm Pakistan, nhà phân tích nhận xét, sẽ tạo ra xung lực mới cho việc phát triển cảng nước sâu chiến lược Gwadar nằm ở Baluchistan được chuyển giao cho Công ty “Chinese Overseas Port Holdings Limited” quản lý hồi tháng 2 vừa qua.

Nhà phân tích chính trị Ấn Độ Vinay Shukla đã nói: “Phát triển hạ tầng Gwadar và thể hiện sẵn sàng cung cấp tài chính cho các dự án năng lượng và, cụ thể là xây dựng tổ hợp lọc hóa dầu, Bắc Kinh hy vọng sẽ có được một căn cứ hải quân ở vịnh Persid. Điều này sẽ mang lại cho họ một đòn bẩy phụ để kiềm chế hải quân Mỹ và Ấn Độ”.

Như vậy, việc phô trương sức mạnh không cần đổ máu và đồng thời biết vận động ngoại giao một cách khéo léo, Trung Quốc vẫn như trước đây nhắm tới mục tiêu bành trướng ra thế giới. Chẳng phải vô cớ mà bản thân Trung Quốc là “mục tiêu” địa chính trị của Washington, đã được tổng thống Mỹ Barak Obama tuyên bố công khai ngay từ hồi đầu tháng 1/2012.

Đỗ Ngọc Inh
Theo Bình luận quân sự” Nga ngày 27/5/2013

Theo Dịch