Mía lộc xuống phố Hà Nội ngày 30 Tết, chờ đón giao thừa

TPO - Trong ngày 30 Tết, tiểu thương bắt đầu vận chuyện mía lộc về vỉa hè các con phố nội thành Hà Nội. Mía lộc sẽ được bán nhiều sau khoảnh khắc giao thừa.
Đúng ngày cuối cùng của năm, 30 Tết, mía lộc được các tiểu thương vận chuyển về khắp các vỉa hè con phố nội thành Hà Nội chuẩn bị cho khoảnh khắc đón giao thừa.

Tục đặt cây mía lộc lên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết là phong tục truyền thống lâu đời của người Việt.

Từ sáng sớm, mía lộc được vận chuyển vào nội thành Hà Nội từ vùng ngoại ô.

Theo quan niệm của người xưa, cây mía là biểu tượng của sự giao hòa, kết nối giữa hai thế giới âm - dương, sẽ giúp ông bà tổ tiên có thể chung vui mừng năm mới cùng con cháu.

Vì lẽ này mà sau giao thừa, mía lộc đặc biệt là các cây mía đẹp còn nguyên ngọn lá gốc rễ được nhiều người dân săn đón.

Mía lộc được dựng "kiềng 3 chân" xuất hiện trên Đê La Thành (Đống Đa, Hà Nội).

Ban ngày giá mía lộc khoảng 50.000 đồng/cặp. Mía được bán nhiều nhất sau giao thừa, lúc đó giá sẽ tăng gấp 2-3 lần, khoảng 100.000 đồng/cặp.

So với năm trước, giá mía lộc năm nay cao hơn.

Đây cũng là dịp hốt bạc cho các tiểu thương.

Dọc phố Tây Sơn xuất hiện hàng chục tiểu thương bán mía lộc.

Mía lộc được dựng sẵn chờ người mua tại phố Vương Thừa Vũ.

Trên mía lộc, tiểu thương thường gắn thêm nơ đỏ hoặc túi muối.

Tuy giá cao, nhưng nhiều người dân vẫn sẽ mua về đặt cạnh bàn thờ theo phong tục truyền thống và lấy may năm mới.