Lực lượng đặc biệt Nga và Mỹ giống nhau đến kì lạ

Lực lượng đặc biệt của hai nước khá giống nhau về cả trang phục, trang bị, điểm khác biệt lớn nhất và dễ nhận ra nhất chính là khẩu súng.

Lực lượng đặc biệt của cả Mỹ và Nga đều là những lực lượng thiện nhất và được trang bị những trang thiết bị hiện đại nhất. Tuy nhiên chính vì sự trang bị đều cùng hướng tới mục tiêu hiện đại nhất này lại khiến binh lính hai nước có vẻ ngoài "na ná" nhau. Nguồn ảnh: BI.

Điểm khác biệt duy nhất chính là binh lính Mỹ thường có nhiều mẫu trang phục ngụy trang hơn, phù hợp với từng điều kiện tác chiến cụ thể. Nguồn ảnh: BI.

Tuy nhiên nếu binh lính Mỹ mà mang trên mình bộ trang phục ngụy trang theo kiểu rừng cây (woodland) thì trông họ đúng là "lẫn lộn" với quân Nga. Nguồn ảnh: BI.

Ngụy trang theo kiểu rừng cây đã là quy chuẩn quân phục của Quân đội Nga, phù hợp với những môi trường tác chiến ở khu vực rừng núi hoặc bán sơn địa, có tác dụng ngụy trang ở mức trung bình khá. Nguồn ảnh: BI.

Điểm giống nhau tiếp theo chính là chiếc mũ. Cả phía Mỹ và Nga đều sử dụng những loại mũ bảo hiểm làm bằng sợi thủy tinh siêu bền siêu nhẹ kèm theo đó là các khe gắn thiết bị phụ trợ trên mũ trông cũng có rất nhiều nét tương đồng. Nguồn ảnh: BI.

Mũ bảo hiểm của binh lính Nga với những khe gắn thiết bị tương tự với mũ của Mỹ. Các thiết bị thường được gắn lên có thể kể đến kính nhìn đêm, đèn pin, máy quay phim,... Nguồn ảnh: BI.

Thậm chí không những giống nhau về vẻ bề ngoài mà cả các chiến thuật tác chiến của hai bên cũng có nhiều nét khá tương đồng với nhau. Nguồn ảnh: BI.

Chiến thuật đổ bộ trực thăng vận của cả hai phía không có mấy điểm khác biệt. Nguồn ảnh: BI.

Đổ bộ đường không từ độ cao 10.000 mét được phía Mỹ gọi là nhảy HALO, những binh lính này sẽ nhảy ra khỏi máy bay ở độ cao 10.000 mét và chỉ mở dù ở độ cao dưới 500 mét để đảm bảo tiếp đất hoàn toàn tuyệt đối, không bị hệ thống rada của đối phương bắt được. Nguồn ảnh: BI.

Những binh sỹ đặc nhiệm Nga và lực lượng dù VDV cũng có khả năng thực hiện các bài nhảy với các thức tương tự. Thậm chí ở nhiều đơn vị đặc biệt của Nga, binh lính còn được phép mua một vài trang thiết bị ngoài thị trường để sử dụng thay cho khí tài được cung cấp. Chân vịt của thợ lặn chính là thứ được binh sỹ Nga mua ngoài nhiều nhất vì họ cho rằng hàng quân nhu quá cứng và nặng. Nguồn ảnh: BI.

Lực lượng bắn tỉa kiêm tình báo chiến thuật của hai nước cũng giống nhau một cách kỳ lạ. Nguồn ảnh: BI.

Nếu đặt cả hai binh sỹ bắn tỉa của hai nước vào cùng một môi trường thì chắc chắn hai người đó sẽ giống nhau y như đúc vì mục đích của lính bắn tỉa là hòa vào môi trường, càng giống với môi trường xung quanh càng tốt. Nguồn ảnh: BI.

Theo Theo Kiến Thức