‘Lợn thiến’ Mỹ trở lại châu Âu nhằm vào Nga?

TPO - Không quân Mỹ vừa triển khai 12 máy bay tấn công A-10 Thunderbolt cùng xấp xỉ 300 nhân sự tới căn cứ không quân Spangdahlem, Đức. Động thái này nằm trong kế hoạch gói an ninh chiến trường nhằm phục vụ Quyết tâm Hoạt động Đại Tây Dương.
Máy bay tấn công A-10 Thunderbolt

Các chiến đấu cơ này được điều đi từ phi đội số 355 tại Davis-Monthan AFB, Arizona và dự kiến sẽ sẵn sàng phục vụ các sứ mệnh TSP ở thời điểm ngay cuối tháng 2/2015.

Các gói an ninh TSP có mục tiêu là tăng cường hỗ trợ của Không lực Mỹ tại châu Âu đối với Quyết tâm Hoạt động Đại Tây Dương, “là minh chứng thể hiện cam kết của Bộ tư lệnh châu Âu của Mỹ và Không quân Mỹ tại châu Âu đối với hiệp ước an ninh tập thể Bắc Đại Tây Dương (NATO) và đóng góp cho hòa bình, ổn định khu vực”.

A-10 được phát triển từ cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 nhằm diệt mục tiêu các xe tăng Liên Xô trong tình huống xâm lược Liên Xô từ hướng Đức và vùng Fulda Gap theo học thuyết tác chiến Không-Bộ. Thời đó, một cuộc chiến can thiệp (ủy nhiệm quyền hay là trực tiếp) đối với Nga là bất khả thi.

Bởi vậy, sự trở lại châu Âu của “Lợn thiến” (Warthog) A-10 sau đợt rút đi dài ngày từ năm 2013 mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. A-10 vốn thích hợp hơn đối với các chiến trường khác, như Afghanistan hay I-rắc.

Với việc luân phiên A-10 và các trang bị chiến tranh khác tại châu Âu, Washington dường như đang “khởi động cơ bắp” trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Moscow.

Theo thông tin chính thức, các gói TSP kéo dài 6 tháng một sẽ gồm cả các hoạt động huấn luyện chung với các đơn vị NATO. Tuy nhiên, đây cũng là diễn biến nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại châu Âu và trấn an các đồng minh trong khu vực.

Sau giai đoạn đầu được triển khai tại căn cứ không quân Đức, gói TSP thứ nhất cùng các “Lợn thiến” A-10 sẽ tiếp tục tới đồn trú tại các địa điểm khác nhau thuộc các quốc gia NATO Đông Âu.

Theo Không quân Mỹ, các gói TSP đã thực hiện các hoạt động tương tự tại khu vực Thái Bình Dương từ năm 2004.

Máy bay cường kích A-10 của Mỹ có một chỗ ngồi, nặng 23 tấn. Máy bay được trang bị 2 động cơ với vũ khí chính là pháo nhiều nòng 30 mm (GAU-8 Avenger). Nhiệm vụ hàng đầu của A-10 khi được thiết kế là tiêu diệt các loại xe tăng của Liên Xô với các loại đạn xuyên giáp.

Hiện nay, các máy bay A-10 của Mỹ chủ yếu được trang bị các loại đạn nổ phá cho pháo 1174 30 mm. Ngoài ra, A-10 có thể mang theo tới 7 tấn bom và tên lửa, trong số đó hiện có các loại bom thông minh được dẫn đường bằng laser và GPS và tên lửa Maverick.

Giới chuyên gia nhận định, nếu như xảy ra một cuộc chiến nào đó tại bất kỳ khu vực nào trên thế giới (như Triều Tiên hay Iran) thì A-10 sẽ tiếp tục trở thành một trong những loại máy bay được Mỹ sử dụng phổ biến.

Theo Theo The Aviationist