Mấy ngày qua, sự việc hi hữu được báo chí và dư luận quan tâm, khi lãnh đạo UBND xã An Bình (huyện Nam Sách, Hải Dương) đã bút phê vào sơ yếu lý lịch của một nữ cử nhân vừa ra trường với nội dung: “Bản thân và gia đình chưa chấp hành và thực hiện tốt quy định của địa phương”.
Bài học công vụ
Xoay quanh sự việc này, chiều 9/8, trao đổi với PV Tiền Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Sách Hồ Ngọc Lâm cho biết, đã nắm bắt thông tin về sự việc xảy ra. Trong quá trình làm việc, lãnh đạo xã An Bình đã nhận thức sai sót, bản thân người trực tiếp bút phê là Phó Chủ tịch UBND xã Trương Phúc Thực cũng nhận thức ra vấn đề, nhận thiếu sót
về mình.
“Huyện chỉ đạo xã phải khắc phục bằng cách, trước hết cử cán bộ xuống gặp gỡ, hướng dẫn gia đình khai lý lịch và xác nhận lại ngay để tạo điều kiện cho cháu đi xin việc thuận lợi, không ảnh hưởng đến công việc của cháu”, ông Lâm nói.
Về hướng xử lý vi phạm của cán bộ liên quan, ông Lâm cho biết, tuỳ theo mức độ sai phạm sẽ có hình thức xử lý theo đúng quy định, trên cơ sở lập hội đồng để xem xét. “Trách nhiệm cá nhân thì tuỳ theo mức độ vi phạm, hội đồng sẽ xem xét, đánh giá khách quan, vi phạm ở mức độ nào, sẽ có hình thức xử lý kỷ luật thích đáng”, ông Lâm nói.
Liên quan đến vấn đề đạo đức công vụ, theo ông Hồ Ngọc Lâm, Huyện uỷ Nam Sách đã có thông báo ý kiến về việc thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao đạo đức công vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức. Ngoài ra, huyện còn một đề án và triển khai xuống các cơ sở. “Hàng tháng họp, lãnh đạo ủy ban đều có nội dung kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là một bài học để anh em rút kinh nghiệm trong quá trình thực thi công vụ”, ông Lâm nói.
Đóng 2 triệu đồng làm đường: “Việc mới phát sinh”
Trước đó, ông Nguyễn Danh Cường cùng em gái đến trụ sở UBND xã An Bình xin dấu xác nhận vào bản khai sơ yếu lý lịch để làm hồ sơ xin việc. Phó Chủ tịch UBND xã An Bình Trương Phúc Thực đã “bút phê” vào phần xác nhận, “gây khó” cho người dân. “Bút phê” này xuất phát từ việc gia đình chưa đóng góp tiền làm đường liên xã với mỗi nhân khẩu 2 triệu đồng.
Về việc này, ông Hồ Ngọc Lâm cho biết, xã An Bình đã có nghị quyết và đã họp với các hộ dân. “Đây cũng là cái mới phát sinh. Cụ thể mức thu như thế nào, cơ chế thu ra sao, chúng tôi sẽ nắm bắt thêm và trao đổi lại sau”, ông Lâm nói.
Nhận thức việc “bút phê” như vậy là sai, trao đổi với PV, Phó Chủ tịch UBND xã An Bình Trương Phúc Thực lý giải thêm, trước khi “bút phê”, ông đã vận động gia đình đóng tiền hỗ trợ làm đường nhưng họ bảo chưa đóng. Ông Thực nói, nếu không chịu đóng sẽ “phê” lên lý lịch là không chấp hành quy định của địa phương.
Nói về việc chậm đóng tiền, phía gia đình người bị “bút phê” làm khó cho biết, do chưa có tiền đóng ngay nên gia đình xin đóng từ từ. Với 6 nhân khẩu, gia đình này sẽ phải đóng góp với tổng số tiền 12 triệu đồng.
Nhận thức việc “bút phê” như vậy là sai, trao đổi với PV, Phó Chủ tịch UBND xã An Bình Trương Phúc Thực lý giải thêm, trước khi “bút phê”, ông đã vận động gia đình đóng tiền hỗ trợ làm đường nhưng họ bảo chưa đóng. Ông Thực nói, nếu không chịu đóng sẽ “phê” lên lý lịch là không chấp hành quy định của địa phương.
Đắk Lắk: Dư 5 cán bộ cấp phó thuộc UBND tỉnh
Theo báo cáo về công tác bổ nhiệm công chức viên chức, lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định tại các văn bản của Trung ương và địa phương, hiện các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk có 5 cán bộ cấp phó bổ nhiệm vượt con số quy định.
Trong đó, Văn phòng UBND tỉnh vượt 1; Sở Nội vụ vượt 2; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vượt 1 và Sở Công Thương vượt 1. Theo giải trình, việc dư cấp phó là do sáp nhập tổ chức, tăng nhiệm vụ mới.
Sắp tới UBND tỉnh Đắk Lắk sẽ thực hiện phương án sắp xếp, cắt giảm cán bộ cấp phó của các cơ quan, đơn vị theo diện nghỉ hưu theo quy định. Cụ thể, đến năm 2018 Sở Nội vụ có 2 phó giám đốc và Văn phòng UBND tỉnh có 1 phó chánh văn phòng nghỉ hưu. Năm 2019 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 1 phó giám đốc nghỉ hưu.
Vũ Long