Theo báo cáo sơ bộ hiện đã có tới 62 người chết, khoảng 600 người bị thương và nhiều người vẫn còn mất tích do tác động của sóng thần.
Người dân ở tập trung tại một nhà thờ hồi giáo ở Pandegland sau trận sóng thần. Ảnh: Reuters.
Trận sóng thần tấn công Indonesia ngày 22/12 có độ cao khoảng 0,9 m tràn vào khu vực Serang, độ cao sóng ở các khu vực khác như Pandeglang và Nam Lampung là 0,28-0,36 m.
Ngôi nhà nhỏ xiêu vẹo đổ sụp sau trận song thần. Ảnh: Reuters.
Indonesia thường xuyên hứng chịu các trận động đất do đặc thù vị trí địa lý nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương, nơi thường xảy ra động đất và các trận núi lửa phun trào.
Đồ tiếp tế cho người dân chịu thiệt hại của sóng thần
Gần đây nhất, ngày 16/12, Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) thông báo một trận động đất với cường độ 6,2 độ đã xảy ra tại khu vực cách thị trấn Jayapura của Indonesia khoảng 168km về phía Nam-Tây Nam.
Sau trận sóng thần người dân đi nhặt nhạnh những đồ vật còn sử dụng được
Trước đó, hồi cuối tháng 9, trận động đất 7.5 độ tấn công hòn đảo miền trung Sulawesi đã gây ra trận sóng thần nhấn chìm thành phố ven biển Palu.
Thảm họa khiến ít nhất 1.754 người chết và 2.549 người khác bị thương.
Khung cảnh tan hoang sau trận sóng thần ngày 22/12 tại Indonesia: