Đường tinh luyện
Lần tới, khi cầm trên tay một chiếc bánh quy thơm lừng được làm bằng bột và đường tinh luyện, tốt nhất là bạn nên nghĩ lại và đặt nó xuống. Không, không phải là vì nguy cơ sâu răng hay tăng cân đơn giản.
Trên thực tế, chúng ta đang tiêu thụ nhiều đường tinh luyện hơn bao giờ hết, và điều này thực sự nguy hiểm. Không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường mà đường tinh luyện còn là tác nhân gây ra nhiều dạng ung thư như ung thư vú, tiền liệt, bàng quang, tuyến tụy và trực tràng, trang Cancercenter.com khuyến cáo.
Thịt đỏ nướng
Gần như tất cả mọi người đều mê mệt món bít -tết nướng than mềm, mọng nước và thơm lừng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã phát hiện thấy cách chế biến thịt bò kiểu này sẽ làm giải phóng các amine heterocylic, một chất sinh ung thư phổ biến. Còn theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, việc nấu thịt ở nhiệt độ rất cao như trên than mọi sẽ tạo ra những chất sinh ung thư mạnh và làm tăng nguy cơ phát triển khối u ác tính.
Dầu ăn chưa bão hòa
Về cơ bản thì dầu chưa bão hòa là dầu thực vật, được chiết xuất từ các loại cây/thực vật thông qua một quy trình hóa học phức tạp. Trong dầu chưa bão hòa có chứa một lượng lớn acid béo Omega 6. Chất béo chuyển hóa này có thể gây tăng nguy cơ đau tim hoặc một số dạng ung thư như ung thư da, ung thư tuyến tụy, trực tràng...
Hải sản khô để lâu và bảo quản không đúng cách
Hải sản khô như tôm khô, mực và cá khô… nếu bảo quản không đúng cách, sẽ sản sinh ra các chất phân hủy protein, sẽ làm tăng nitrosamine và tăng nguy cơ ung thư.
Đặc biệt, các sản phẩm không tươi và có mùi hăng, thường có hàm lượng nitrite tương đối cao và kiến nghị nên vứt bỏ.
Canh lẩu nấu quá lâu
Khi ăn lẩu, một số loại rau củ và thịt chế biến nhừ thì thành phần nitrite bên trong sẽ hòa tan vào trong nồi lẩu. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian nấu càng dài, hàm lượng nitrite trong các món canh không ngừng tăng lên. Nếu bạn thích ăn canh lẩu nóng, tốt nhất là ăn trước khi các thực phẩm trong nồi lẩu quá nhừ.
Các loại rau lá xanh để lâu ngày và thức ăn thừa
Các loại rau lá xanh có chứa một lượng nitrat nhất định, với thời gian bảo quản lâu sẽ chuyển thành nitrite (Nitrite trong thực phẩm là một chất có thể gây ung thư được Tổ chức nghiên cứu ung thư Quốc tế công nhận), dưới tác động của các vi khuẩn và các chất xúc tác tự có trong rau củ.
Hàm lượng nitrite trong rau quả tươi rất thấp, vì vậy nên cố gắng sử dụng các loại rau tươi càng sớm càng tốt, không nên dự trữ quá lâu. Thức ăn thừa, đặc biệt là rau lá xanh, nếu bảo quản quá 12 tiếng, hàm lượng nitrite sẽ tăng cao.
Dưa muối chưa kĩ
Nitrite được sản sinh trong quá trình muối dưa, nhưng hàm lượng của nó sẽ tăng lên khi dưa muối chưa chín và sau đó giảm xuống. Kiến nghị khi ăn các món chua, dưa chua, cái bẹ muối,… nên ăn khi chúng đã chín vàng, và không nên ăn liên tục. Bởi sau thời gian dài ăn dưa muối, cũng sẽ làm tăng khả năng bị ung thư.
Ngược lại, dưa mới muối chỉ vài ngày, hàm lượng nitrite vô cùng cao, nên cố gắng không ăn.