> Trung Quốc: Phát hiện thịt bò chứa chất độc
> Thu hồi hơn 600 thùng sữa Dumex Gold bước 2 nghi nhiễm khuẩn
Nỗi lo thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng không phải giờ mới có. Điều đáng nói là hãng Fonterra, nơi cung cấp các lô sữa protein cô đặc nhiễm khuẩn cho Abbott là một thương hiệu được tin dùng ở nhiều nước, đã phát hiện ra tình trạng nhiễm khuẩn này từ tháng 5/2012, nhưng đến ngày 4/8 năm nay, thông tin này mới được công bố.
Tức là hơn một năm qua, các sản phẩm sữa nhiễm khuẩn, hay gọi cách khác là sữa bẩn, đã “trót lọt” qua hệ thống kiểm dịch ngặt nghèo ở nhiều nước, trong đó có cả Mỹ và Australia.
Lý giải cho việc ngày càng có nhiều bê bối về thực phẩm ở các nước phát triển, nhiều chuyên gia cho rằng xu hướng toàn cầu hóa trong lĩnh vực chế biến thực phẩm đã khiến việc kiểm soát các nguồn cung cấp trở nên khó khăn hơn.
Một sản phẩm mang thương hiệu Mỹ hay Tây Âu, thực chất được chế biến ở những nước kém phát triển hơn và trải qua các quy trình kiểm dịch ít khắt khe hơn. Việc lạm dụng các tiến bộ công nghệ, cụ thể là các chất phụ gia nhân tạo trong chế biến thực phẩm, vốn rất phổ biến ở các nước phát triển, cũng làm gia tăng các nguy cơ về sức khỏe đối với người tiêu dùng.
Theo một nghiên cứu mới đây, hiện các công ty chế biến thực phẩm ở Mỹ đang phụ thuộc nhiều vào các chất phụ gia nhân tạo để tạo mùi, tạo màu, hương vị cho sản phẩm của mình. Điều đáng lo ngại là luật của Mỹ cho phép các công ty tự phân loại các chất phụ gia mình sử dụng là thuộc nhóm an toàn hay không.
Nguy hiểm hơn, dù đa số các chất phụ gia hiện được sử dụng nằm trong danh sách an toàn của Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA), nhưng cũng có không ít chất phụ gia nằm ngoài danh sách này hoặc chưa được FDA kiểm định.
Trong khi đó, có tới 22% các tổ chức được các công ty thuê để xác định độ an toàn của các phụ gia lại là các cơ sở sản xuất chất phụ gia, và 13% là các công ty tư vấn có quan hệ với các cơ sở sản xuất này. Còn các công ty này không bắt buộc phải báo cáo kết quả phân loại của mình cho FDA.
Vậy nên, giờ đây người tiêu dùng không còn biết tin vào đâu khi thực phẩm “bẩn” vẫn ung dung vượt qua các hàng rào kiểm dịch tưởng chừng là khắt khe.