1. Cung cấp vitamin D
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể nên còn được gọi là vitamin mặt trời. Đối với trẻ mắc bệnh còi xương, gầy yếu, tắm nắng có tác dụng phòng bệnh. Với người lớn, tắm nắng có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, thấp khớp, và một số bệnh khác.
2. Phòng chống bệnh về da
Bức xạ cực tím khi tiếp xúc với da sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng.
3. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có tác dụng tăng cường năng lực diệt khuẩn, vì vậy phần lớn nấm và một số virus sẽ bị giết chết dưới ánh nắng mặt trời trong nửa tiếng hoặc một tiếng tắm nắng.
4. Điều hòa nhịp điệu cuộc sống
"Vitamin mặt trời" góp phần rất lớn vào quá trình điều hòa nhịp điệu cuộc sống, đặc biệt là phương diện tâm lý. Bởi nó thúc đẩy vòng tuần hoàn máu, tăng cường năng lực trao đổi chất của cơ thể; điều tiết trung khu thần kinh; từ đó khiến cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
5. Kích thích tủy sản xuất hồng cầu
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có thể kích thích tủy sản xuất hồng cầu, nâng cao chức năng tạo máu, phòng chống bệnh thiếu máu. Nhưng tắm nắng quá lâu cũng sẽ gây căng thẳng.
Mùa đông, tia cực tím trong ánh nắng mặt trời tăng mạnh, dễ khiến cơ thể gặp phải những tổn thương không giống nhau. Vì vậy, bạn phải hết sức lưu ý thời điểm tắm nắng sao cho khoa học nhất..
3 thời điểm thích hợp để tắm nắng mùa đông
- Giai đoạn đầu tiên là 6-9 giờ sáng. Đây là thời điểm nắng dịu và tia hồng ngoại đạt đỉnh cao, tia cực tím tương đối yếu. Nhiệt của tia hồng ngoại cao, có tác dụng chính là làm ấm cơ thể, khiến cơ thể tỏa nhiệt, thúc đầy vòng tuần hoàn máu và trao đổi chất, tăng cường hoạt tính của cơ thể.
- Giai đoạn 2, 3 phân ra làm 9-10 giờ sáng và 4-5 giờ chiều. Đây là thời điểm tổng hợp vitamin D tốt nhất; đồng thời có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi, phốt pho; tăng cường sức khỏe cho cơ thể, có lợi cho việc phát triển xương.