>Báo động xâm hại trẻ em qua đường du lịch
>Gia tăng xâm hại tình dục trẻ em
>Vạch mặt 'tú ông' dụ dỗ bé trai 'đi khách'
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Lê Quang Nguyên, thuộc Tổ chức cứu trợ trẻ em Việt Nam, đó mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” vì thực tế, con số trẻ em gái bị lạm dụng tình dục lớn hơn nhiều so với thống kê trên bởi đây chỉ là một phần trong những vụ được cơ quan chức năng phát hiện, trong khi nhiều trường hợp trẻ em gái đường phố bị lạm dụng tình dục vẫn chưa bị phanh phui.
Phần lớn trẻ em đường phố rơi vào độ tuổi từ 8 đến 16 và chủ yếu không được học hành, hoàn cảnh gia đình éo le hoặc bị ruồng bỏ. Trẻ em lang thang thường bị bóc lột, xâm hại và bị buộc phải làm những việc trái phép luật như trộm cắp, cướp giật… khiến nhân cách những trẻ này sớm bị lệch lạc. Trẻ đường phố bị lạm dụng và ngược đãi thường gánh chịu hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe tâm lý, trong đó, biểu hiện rối loạn tâm lý chiếm 70 - 80%.
Trẻ em đường phố là đối tượng cần được xã hội bảo bọc và chia sẻ nhưng trên thực tế, nhóm trẻ này đang bị đẩy ra “ngoài vòng pháp luật”. Một đại diện Hội Bảo trợ trẻ em thành phố chia sẻ, những trẻ kém may mắn nói trên cần phải có giấy tờ tùy thân để có thể được quản lý và chăm sóc, nhưng việc làm CMND cho các em là không thể bởi phía cơ quan công an yêu cầu phải có hộ khẩu mới cấp chứng minh. Trong khi đó đa phần trẻ em lang thang đều không thể xác minh được nhân thân và quê quán.
Theo Vân Sơn
Dân Trí