Học phí ngành vi mạch, bán dẫn thế nào?

TPO - Năm 2024, nhiều đại học đồng loạt tuyển sinh các ngành đào tạo về vi mạch, bán dẫn. Mức học phí dao động 8,2-32,5 triệu đồng/học kỳ. Năm ngoái, điểm chuẩn ngành này cũng không hề thấp.

Năm nay, hàng loạt trường đại học mở ngành thiết kế vi mạch bán dẫn, công nghệ vi mạch. Trong khi đó một số trường phát triển chuyên ngành thiết kế vi mạch trong ngành điện tử viễn thông hoặc khoa học máy tính.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử (chuyên ngành Thiết kế vi mạch) có học phí 13,5-17 triệu đồng/ học kỳ

Trong năm đầu tiên tuyển sinh, hầu hết các trường chỉ tuyển vài chục chỉ tiêu cho ngành này. Cá biệt Trường đại học FPT tuyển đến 1.000 chỉ tiêu cho ngành thiết kế vi mạch, bán dẫn.

Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM), ngành thiết kế vi mạch có học phí 16,4 triệu đồng/ học kỳ.

Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM), ngành công nghệ bán dẫn, Thiết kế vi mạch có học phí như sau: Công nghệ bán dẫn: 15,25 triệu đồng/ học kỳ; - Thiết kế vi mạch: 15,5 triệu đồng/ học kỳ.

Trong khi đó, đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn (Đại học Đà Nẵng) có mức học phí thấp nhất.

Ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính - chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn của trường này đào tạo kỹ sư với mức học phí chỉ 8,2 triệu đồng/học kỳ, áp dụng cho năm học 2024-2025. Từ năm học 2025-2026, học phí tăng theo lộ trình do nhà nước quy định.

Các đại học có mức học phí cao, trên 20 triệu đồng/học kỳ gồm Đại học FPT Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Đại học Phenikaa. , Đại học Quốc tế Sài Gòn, CMC,...

Trường đại học FPT thông báo sinh viên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn sẽ học trong 9 học kỳ, bao gồm cả giai đoạn thực tập tại doanh nghiệp. Theo đó, năm nay, tại Hà Nội và TP.HCM, từ học kỳ 1 đến học kỳ 3, sinh viên đóng 28,7 triệu đồng/học kỳ.

Điểm chuẩn năm 2023 như thế nào?

Năm 2023, các ngành đào tạo về lĩnh vực kỹ thuật điện tử (như Kỹ thuật điện tử, Điện tử - Viễn thông) của một số trường đại học top đầu có điểm trúng THPT học phổ thông năm 2023).

Trong đó, top 4 trường đại học có điểm trúng tuyển ngành đào tạo về kỹ thuật điện, điện tử cao nhất năm 2023.

Cụ thể, đại học Bách khoa Hà Nội (26,46 điểm, với các ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông, Điện tử - Viễn thông, Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ Nano; Kỹ thuật điện); trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (26,1 điểm, với các ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ Kỹ thuật điện tử - viễn thông);

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (25,68 điểm, với các ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông; Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử) (chuyên ngành Thiết kế vi mạch); Trường đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội (25,15 điểm, với các ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử - viễn thông).

Trường Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM), ngành thiết kế vi mạch điểm chuẩn là 25,4.

Bộ GD&ĐT đang lọc ảo

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, công tác lọc ảo xét tuyển đại học diễn ra từ ngày 13/8 đến 17h ngày 17/8 và được thực hiện 6 lần.

Mỗi ngày, các trường sẽ tham gia cùng Bộ GD&ĐT thực hiện theo đúng quy trình nhận dữ liệu, tổ chức xét tuyển và gửi kết quả xét tuyển lên hệ thống. Tất cả các phương thức xét tuyển (khoảng 20 phương thức) đều xét tuyển chung một đợt trên hệ thống của Bộ GD&ĐT.

Sau khi kết thúc lần lọc ảo cuối cùng, các trường sẽ nhập mức điểm trúng tuyển và kết quả xét tuyển lên hệ thống, rà soát và chuẩn bị công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 theo lịch chung.