Theo đó, 11 lĩnh vực được Times Higher Education (THE) xếp hạng gồm: Lâm sàng - Sức khỏe; Khoa học đời sống; Khoa học cơ bản; Tâm lý, Khoa học máy tính; Nghệ thuật - Nhân văn; Kinh tế - Kinh doanh; Giáo dục; Kỹ thuật; Luật; Khoa học xã hội.
Các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam góp mặt tại 6 lĩnh vực như sau:
Có thể thấy, ĐH Quốc gia TPHCM có mặt tại 5/6 lĩnh vực mà các trường ĐH Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng. Tiếp đến, ĐH Quốc gia Hà Nội có mặt ở 3 lĩnh vực, các trường ĐH như Duy Tân, Tôn Đức Thắng, Bách khoa Hà Nội đều có tên ở 2 lĩnh vực. Trong đó, ở lĩnh vực Lâm sàng - Sức khỏe, trường ĐH Duy Tân giữ vị trí các nhất trong 6 lĩnh vực của Việt Nam được xếp hạng (top 176 - 200).
Lĩnh vực Khoa học cơ bản, trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Duy Tân xếp ở thứ hàng 201 - 250; ĐH quốc gia Hà Nội ở thứ hạng 601 - 800; ĐH Quốc gia TPHCM và trường ĐH Bách khoa Hà Nội ở vị trí 801 - 1.000.
Trong bảng xếp hạng của THE, có 5 lĩnh vực Việt Nam chưa có đại diện là Tâm lý; Giáo dục, Luật; Khoa học Xã hội; Nghệ thuật - Nhân văn.
THE World University Ranking by Subject là bảng xếp hạng các trường ĐH theo ngành, nhóm ngành đào tạo thuộc 11 lĩnh vực.
Kết quả của bảng xếp hạng này được đánh giá dựa 5 nhóm tiêu chí gồm các chỉ số: Trích dẫn (Citation); Thu nhập từ chuyển giao công nghệ (Industry Income); Triển vọng quốc tế (International Outlook); Nghiên cứu (Research) và Giảng dạy (Teaching). THE đã sử dụng các nguồn dữ liệu từ khảo sát (do THE thực hiện), cơ sở dữ liệu Scopus (thuộc Nhà xuất bản Elsevier) và dữ liệu do cơ sở giáo dục đại học cung cấp.