Vào ngày 6/11/1942, tàu SS City of Cairo của Anh khi đang di chuyển trên hải trình từ Bombay (Ấn Độ) đến Anh, đã bị trúng ngư lôi của quân đội Đức. Con tàu chìm mang theo khoảng 100 tấn tiền rupees và hàng hoá, được cho là của Kho bạc Anh, xuống đáy đại dương.
Chưa từng có ai nghĩ rằng khối tài sản khổng lồ này sẽ được tìm thấy. Cho đến khi một nhóm nghiên cứu do chuyên gia người Anh John Kingsford dẫn đầu, nhập cuộc. Với các kỹ thuật tiên tiến là sóng sonar và robot, họ đã tìm ra vị trí con tàu đắm.
Công ty chuyên tìm kiếm dưới biển sâu Deep Ocean Search (DOS) bao gồm 20 nhà hải dương học người Pháp sau đó, đã ký hợp đồng với Bộ Giao thông vận tải Anh để trục vớt “núi” tiền từ độ sâu kỷ lục: 17.000 feet (khoảng 5,18 km) – sâu hơn 4.500 feet so với vị trí đắm của con tàu Titanic.
Số tiền được trục vớt là 100 tấn Rupees của Ấn Độ thuộc sở hữu của Kho bạc Anh.
Khi tàu SS City of Cairo bị chiến hạm Đức đánh chìm, 296 hành khách đã nhanh chóng sơ tán lên xuồng cứu hộ. Thuyền trưởng chiến hạm Đức Karl-Friedrich Merten sau đó, đã tiếp cận khu vực tàu chìm và nói với những người sống sót: “Chúc một buổi tối tốt lành. Xin lỗi vì đã đánh chìm các bạn.”
TIN NÓNG ngày 16/4:
+ Hai người mẫu môi giới mại dâm bị bắt như thế nào?
+ Tuyển công chức: Thi 10, trượt 9+ Nhà máy lọc dầu Dung Quất 'dọa' đóng cửa: Không có cơ sở
+ 'Dự án lãng phí' 14 triệu USD: Chủ tịch tỉnh báo cáo Thủ tướng những gì?
+ Cùng bảng U23 Việt Nam, báo Thái khuyên Kiatisak thận trọng
+Đô đốc Mỹ cáo buộc Hải quân Nga gợi nhớ Chiến tranh Lạnh