Đức tiết lộ siêu chiến xa tác chiến nhanh nhất thế giới

Mặc dù, xe chiến đấu bộ binh (IFV) Puma đã được bàn giao cho quân đội Đức vào năm 2015, tập đoàn Rheinmetall vẫn đang tiếp tục phát triển và nâng cấp chiến xa cho đến những năm 2040.
Xe bộ chiến đấu bộ binh Puma của Đức

Doanh nghiệp tự tin rằng Puma đủ linh hoạt để kết hợp với công nghệ nâng cấp phù hợp với yêu cầu từ khách hàng khi họ xét đến thời gian phục vụ của chiến xa.

 “Khách hàng đưa ra yêu cầu cỗ máy chiến đấu cần phải thích ứng với mọi mối đe dọa biến đổi khôn lường. Dòng xe này sẽ phục vụ quân đội 25 hoặc hơn 25 năm”, ông Ben Hudson, Chủ tịch Tập đoàn Công ty Chế tạo xe quân sự MAN Rheinmentall từng cho biết như vậy vào năm 2015.

Puma có một tháp pháo điều khiển từ xa được lắp đặt đại bác tự động đạt tầm bắn lên đến 3km, sử dụng đạn phân mảnh nổ trên không MK 30-2 cực mạnh.

 “Những cải tiến tiếp theo dành cho Puma là tăng cường hỏa lực cho Trạm điều khiển vũ khí thứ cấp hỗ trợ tháp pháo (TSWA)”, ông Benjamin Brok, giám đốc phòng thiết kế kỹ thuật IFV Puma trực thuộc Rheinmetall cho biết.

Hệ thống này sẽ cho phép xe chống được pháo 40mm hoặc đạn phân mảnh nổ trong không khí (ABM) ở tầm bắn ngắn.

Hướng đến năm 2035 và hơn thế nữa, tập đoàn cho biết sẽ ưu tiên phát triển hệ thống phụ trợ.

 “Công nghệ giao tiếp giữa người-vũ khí (HMI) cần phải rõ ràng hơn, không làm cho tiểu đội chiến đấu nhanh chóng mệt mỏi”, ông Brok chia sẻ.

HMI sẽ chứa đựng thông tin được mã hóa từ hệ thống cảm biến dò tìm mục tiêu, vũ khí, thiết bị liên lạc và màn hình điều khiển cho phép binh sĩ quan sát toàn cảnh trận địa.

Ngoài ra, hệ thống tác chiến điện tử tập trung sẽ được tăng cường thông qua mạng lưới cảm biến đánh lạc hướng kẻ thù (effektor) sẽ cho phép dữ liệu chiến đấu được chia sẻ nhanh chóng và theo dõi mọi mối nguy hiểm từ xe quân sự, máy bay không người lái và máy bay chiến đấu.

SAS có khả năng thực hiện hoạt động giám sát trên không 360 độ, tự động phát hiện mục tiêu và kiểm soát cháy.

Với giá 7 triệu USD/chiếc cùng công nghệ hiện đại, Puma là một loại chiến xa có hỏa lực mạnh nhất trên thế giới hiện nay

Một phần mềm hiện đại sẽ kết hợp với hệ thống vô tuyến, có tên gọi SVFuA sẽ nhanh chóng cung cấp thông tin tác chiến tầm xa đến Puma trong thời gian nhanh nhất.

Puma được phát triển theo sự hợp tác giữa Krauss-Maffei Wegmann và Rheinmetall nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cấp hệ thống xe chiến đấu bộ binh của quân đội Đức.

Theo Theo Công an nhân dân