Ngân hàng nhà nước vừa phát đi thông báo sẽ tạm thời giữ ổn định tỷ giá USD/VND, khả năng từ nay đến cuối năm tỷ giá khó điều chỉnh tăng thêm 1% nữa vì những diễn biến thời gian qua cho thấy đã có thời điểm Ngân hàng Nhà nước phải nâng giá mua USD trên thị trường liên ngân hàng để hạn chế sự tăng giá của VND, nói cách khác VND đang rất mạnh. Vì vậy, khó có chuyện ngân hàng sẽ điều chỉnh tỷ giá thêm 1% từ nay đến cuối năm.
Một chuyên gia ngân hàng phân tích. Dựa trên những yếu tố vĩ mô có thể nhìn nhận kênh tiết kiệm VND có ưu thế tương đối so với USD vì những lý do sau.
Thứ nhất, để bảo vệ giá trị tiền đồng, Nhà nước có những chính sách không khuyến khích người dân dự trữ USD. Do đó, Ngân hàng nhà nước luôn có những giải pháp nhằm ổn định tỷ giá ngoại tệ. Ngay từ đầu năm, Thống đốc phát thông điệp tỷ giá chỉ biến động khoảng 2%, sau đó đã điều chỉnh tăng 1%, và mới đây đã quyết định giữ ổn định tỷ giá ngoại tệ. Khả năng từ đây đến cuối năm, giá USD sẽ không thay đổi nhiều, có chăng chỉ tăng thêm 1%.
Mặc khác, hiện lãi suất tiết kiệm USD bị khống chế tối đa 1% trong khi tiền đồng từ 6 tháng trở lên được tự do thoả thuận lãi suất có thể lên đến 7-8%, tính ra mặt bằng lãi suất tiết kiệm bằng tiền đồng vẫn cao hơn nhiều so với USD.
Ngoài ra, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện nhiều chính sách nhằm giữ chỉ số CPI tăng không quá 6%, và giá trị đồng nội tệ không bị mất giá nhiều. Do đó, gửi tiền đồng phần nào được đảm bảo thực dương lãi suất.
Với những phân tích trên, các chuyên gia cho rằng trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng USD thì người dân có thể cân nhắc việc đổi USD ra tiền đồng gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất tốt hơn.
Thời gian này, vàng không phải là kênh đầu tư thông minh, và nếu có ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàng thìngười dân có thể cân nhắc việc đổi USD ra tiền đồng gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất tốt hơn.
“Lâu nay người Việt vẫn chạy theo tâm lý, cứ thấy giá biến động là lại “nhao” đi mua vào (cả với vàng, USD…), rồi tới lúc thị trường điều chỉnh xuống thì lại tiếc rẻ vì đã phải mua đắt. Do đó, rút tiền Việt để đổi sang đồng USD vào thời điểm này không phải là một quyết định khôn ngoan, khi giá đang cao và lãi suất đồng USD hiện đang rất thấp, chỉ 0,75%/năm”, một chuyên gia tài chính đưa ra lời khuyên.
Lại có nhiều người cho rằng, gửi tiền VND vào ngân hàng hiện nay lãi suất không đáng kể, mua USD thì giá đang cao, vì vậy phát sinh tâm lí tích trữ vàng như là "của để dành", coi vàng là kênh trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, khi kinh tế thị trường ồ ạt đổ vào, vị thế bản vị của vàng bị thay đổi, đồng tiền được định giá bằng khả năng sinh lời khi luân chuyển trong nền kinh tế, thì việc tích vàng gần như chỉ còn lại trong tiềm thức của những người lớn tuổi, còn hầu hết với người trẻ, vàng bây giờ cũng chỉ là một kênh đầu tư để sinh lãi mà thôi.
Cái hay của vàng là tính thanh khoản cực kỳ cao: tay phải mua, tay trái có thể bán ngay mà không hề sợ bị "ngâm vốn". Với những người giỏi, và dĩ nhiên là cả may mắn nữa, thì chỉ phút trước, phút sau đã có thêm tiền đút túi. Tuy nhiên, vàng cũng thường rất "bạc", nên chơi vàng cũng như nghịch con dao hai lưỡi. Ngay cả những chuyên gia sừng sỏ, thâm chí cả những quỹ tín thác hàng đầu thế giới cũng rất dễ "thủng túi" vì vàng.
Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu không mấy lạc quan về các kênh đầu tư này. Ông Hiếu phân tích, việc đầu tư vào vàng thời gian này rất dễ phát sinh rủi ro. Bởi thứ nhất, giá vàng biến động rất khó lường. Thứ hai, thị trường vàng trong nước không liên thông với thị trường vàng thế giới. Thứ ba, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện đang rất cao, trên 4 triệu đồng/lượng. Với những yếu tố này, dù giá vàng thế giới tăng, người đầu tư vàng vẫn có thể thua lỗ như thường, chưa kể, thị trường vàng trong nước lâu nay không có nên vàng không còn hấp dẫn.
Mặt khác, dù vàng đã giảm giá so với trước, nhưng hiện độ chênh lệch của giá vàng trong nước và thế giới vẫn khá lớn. Thêm vào đó, các nhà đầu tư lo ngại việc mua vàng vào lúc này, bởi khó đoán được chính sách điều hành thị trường vàng của NHNN trong thời gian tới ra sao và thay đổi thế nào khi dự trữ ngoại hối tăng, giá vàng thế giới giảm mạnh. Mua vàng có những rủi ro khó lường.
Mua ngoại tệ cũng không hẳn là giải pháp tốt, dù đồng USD có khả năng tăng giá trên thế giới, song ở nước ta, Chính phủ chủ trương giữ ổn định tỷ giá, vì thể, , mua USD để đầu tư có thể không lỗ, song khả năng sinh lời là không cao.
Từ giờ đến cuối năm, tỷ giá nếu tăng cũng chỉ tăng thêm 1%, trong khi mua USD gửi tiết kiệm lãi suất USD hiện chỉ còn 0,5-1%/năm. Vì vậy, nhiều người vẫn lựa chọn việc gửi tiết kiệm bằng VND, với lãi suất ở mức 5,5 - 7%/năm.
Chẳng hạn, với số tiền 25.000 USD, nếu gửi ngân hàng thì hiện nay, mức lãi suất tiết kiệm bằng USD khá thấp, cao nhất chỉ là 1% một năm, đổ đồng từ kỳ hạn từ 1 tháng đến 60 tháng (tỷ giá trần hiện nay 21.458 đồng).
Trường hợp gửi một năm thì tiền lãi bằng USD khi đáo hạn là khoảng 250 USD (25.000 USD*1%/12*12). Giả sử lúc đáo hạn tỷ giá tăng 1% lên mức trần mới 21.672 đồng thì số tiền lãi quy đổi ra tiền đồng mà người gửi nhận được là 250 USD*21.672 đồng = 5.418.000 đồng.
Còn nếu đổi 25.000 USD ra tiền đồng tương đương khoảng 536.000.000 đồng (25.000 USD*21.458 đồng) để gửi tiết kiệm với kỳ hạn một năm, lãi suất của các ngân hàng dao động khoảng 7% mỗi năm. Khi đến hạn, số tiền lãi bà Lan nhận được vào khoảng 38 triệu đồng (536.000.000*7%/12*12).
Như vậy, gửi tiền đồng thì mức lãi thu về sẽ cao hơn gần 8 lần so với gửi USD. Và cũng có nghĩa là trong 3 lựa chọn: Mua vàng, gửi tiết kiệm bằng USD, gửi tiết kiệm ngân hàng bẳng VNĐ thì gửi tiết kiệm bằng VND là lựa chọn sinh lời nhất trong thời gian này.