'Điểm sàn đẩy hàng nghìn học sinh ra nước ngoài'

Các trường ngoài công lập đề xuất, tuyển sinh đại học năm nay chỉ nên xem điểm sàn là một căn cứ (20%), từ đó xét thêm các tiêu chí như kết quả tốt nghiệp phổ thông (30%), xét học bạ 3 năm học (30%)...

'Điểm sàn đẩy hàng nghìn học sinh ra nước ngoài'

> Thầy cô nấu cơm phục vụ học trò ôn thi tốt nghiệp

> Đề thi tốt nghiệp THPT sẽ không dài, không khó 

Các trường ngoài công lập đề xuất, tuyển sinh đại học năm nay chỉ nên xem điểm sàn là một căn cứ (20%), từ đó xét thêm các tiêu chí như kết quả tốt nghiệp phổ thông (30%), xét học bạ 3 năm học (30%)...

Các trường ngoài công lập đề xuất tuyển sinh đại học dựa trên nhiều tiêu chí trong năm 2013. Ảnh: Hoàng Hà.
 

Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Trần Hồng Quân cho rằng, hiện có nhiều loại trường (nghiên cứu và thực hành) với những sứ mạng riêng nên không thể nào cào bằng tuyển sinh ba chung. "Cần thực hiện tuyển sinh đa tiêu chí. Các tiêu chí đó đều có trọng số phù hợp với môn học và ngành tuyển. Và sự đa dạng trong tiêu chí này chỉ có từng trường tự chủ mới làm được", ông Quân nói.

Còn GS Trần Phương, hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định, năm qua nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu do chủ trương của Bộ về ba chung và điểm sàn. Đây là tiêu chí không thích hợp cho mọi ngành học, ví như Kế toán không cần tới Lý, chỉ cần toán phổ thông cũng làm được.

Điểm sàn mỗi năm đã đẩy hàng nghìn học sinh ra nước ngoài học khiến đất nước bị chảy máu ngoại tệ. "Bỏ điểm sàn, bỏ ba chung và lấy kết quả phổ thông kết hợp với xét tuyển học bạ", GS Phương đề xuất.

Theo ông, thi tốt nghiệp phổ thông sẽ gồm 8 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ. Các trường cũng dựa vào học bạ của học sinh 3 năm cuối và có thể phỏng vấn thêm. Một số ngành đặc biệt thì thi năng khiếu...

"Năm nay vẫn thi ba chung, vẫn có điểm sàn thì nên coi đó chỉ là một căn cứ (20%), xét thêm các tiêu chí như kết quả thi tốt nghiệp phổ thông (30%), xét học bạ 3 năm học (30%), như vậy sẽ không trường nào thiếu sinh viên", GS Phương nói và khẳng định, Bộ giữ ba chung là làm thay việc của các trường.

Trong khi đó, hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng Trần Hữu Nghị cho rằng, ba chung cũng đem lại một số thuận lợi và ba chung cũng như điểm sàn cũng không có tội. Tuy nhiên, vài năm gần đây điểm sàn không được xác định đúng đã khiến một số trường phá sản do không còn nguồn tuyển.

"Tôi cho rằng các em đã tốt nghiệp THPT đều đủ điều kiện học bất cứ trường đại học nào. Và nên chăng, nhà nước xã hội hóa các trường ngoài công lập hiện nay?", thầy Nghị đặt câu hỏi.

Theo Hoàng Thùy
Vnexpress

Theo Đăng lại