Di động nóng bỏng cuộc chiến từ ‘lượng’ sang ‘chất’

Sau một thời gian tăng trưởng nóng với nhiều những hệ lụy như thuê bao ảo, lãng phí tài nguyên… nên chính sách của Bộ TT&TT đang điều chỉnh đển để đưa các doanh nghiệp viễn thông chuyển sang hoạt động hiệu quả như năng suất lao động và lợi nhuận.

Di động nóng bỏng cuộc chiến từ ‘lượng’ sang ‘chất’

Sau một thời gian tăng trưởng nóng với nhiều những hệ lụy như thuê bao ảo, lãng phí tài nguyên… nên chính sách của Bộ TT&TT đang điều chỉnh đển để đưa các doanh nghiệp viễn thông chuyển sang hoạt động hiệu quả như năng suất lao động và lợi nhuận.

Thị trường di động từ “nóng” sang “lạnh”

Theo báo cáo của bộ TT&TT, tính đến đầu năm 2013, tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn quốc là 148,5 triệu, trong đó di động chiếm 93,3%. Mới đây, ITU đã xếp Việt Nam đứng vị trí thứ 8 trên thế giới về mật độ thuê bao di động. Việt Nam xếp thứ 8 về mật độ thuê bao di động và được đánh giá như một điểm sáng của viễn thông thế giới. Phát biểu tại Hội nghị Mobile Vietnam 2012 vừa qua, ông Tom Kershaw - Phó chủ tịch cấp cao của Telcordia cho rằng, thị trường di động Việt Nam đang phát triển quá nóng trong thời gian vừa qua và ẩn chứa yếu tố không bền vững. Cụ thể là tình hình kinh tế hiện nay của Việt Nam không phù hợp với mật độ thuê bao như hiện nay khi mỗi người dân sở hữu tới 1,5 thuê bao điện thoại di động. Ông Tom Kershaw cho rằng, thời gian qua Việt Nam đang đi đúng đường vì mật độ điện thoại di động cao, trong đó số lượng người sử dụng smartphone phát triển tốt. Thị trường di động có tính cạnh tranh cao và các nhà khai thác di động của Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào dịch vụ mới, tính năng mới cho khách hàng. Tuy nhiên, ông Tom Kershaw lại đưa ra lời khuyên có vẻ ngược đời rằng “điều mà Việt Nam cần làm hiện nay là giảm mật độ thuê bao di động xuống còn khoảng 90 đến 95%/100 người dân”. Điều này được hiểu rằng thị trường di động của Việt Nam nên tăng trưởng thực chất hơn chứ không chạy theo số lượng thuê bao như trong thời gian vừa qua.

 

Trước thực tế này, Bộ TT&TT đã đưa ra nhiều chính sách điều chỉnh thị trường di động để tránh trường hợp dùng SIM thay thẻ cào và hạn chế thuê bao ảo. Những chính sách này đã nhanh chóng tác động đến thị trường. Theo thống kê của các mạng di động, hiện việc phát triển thuê bao mới từ đầu năm 2013 đến nay đã sụt giảm mạnh chỉ bằng khoảng 1/10 so với năm ngoái. Điều này đang phản ánh trung thực nhu cầu thực tế của thị trường di động và nhiều người cho rằng bắt đầu chạm đến ngưỡng bão hòa.

Các mạng di động lớn đều khẳng định rằng tốc độ thuê bao của họ vẫn đang tăng, nhưng rất chậm. Thậm chí có mạng di động lớn còn khẳng định rằng thời điểm này việc "giữ chân" thuê bao còn quan trọng hơn cả việc phát triển thuê bao mới.

Trước đó, Bộ TT&TT cũng đưa ra quan điểm rằng sẽ đưa ra chính sách định hướng cho thị trường di động tăng trưởng bền vững chứ không chạy theo số lượng. Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho rằng các mạng di động đã qua thời tập trung tăng trưởng nóng và giờ đây cần phát triển bền vững. Vì vậy, Bộ TT&TT sẽ không khuyến khích phát triển thuê bao mà khuyến khích các mạng di động phát triển hiệu quả.

Hiệu quả kinh doanh là thước đo sức khỏe của nhà mạng

Rõ ràng khi thuê bao di động ở ngưỡng bão hòa thì chính sách của các nhà mạng sẽ phải tập trung phát triển theo chiều sâu để giữ chân thuê bao trung thành đồng thời tăng thêm doanh thu trên mỗi thuê bao này. Trên thực tế thị trưởng di động Việt Nam tuy có tới 5 mạng di động đang hoạt động, nhưng câu chuyện cuộc chiến theo chiều sâu dường như sẽ là cuộc chạy đua của 3 nhà mạng lớn là MobiFone, VinaPhone và Viettel.

Trong buổi làm việc đầu tháng 4/2013 với MobiFone, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đánh giá cao tính chuyện nghiệp của MobiFone qua thời gian hợp tác với đối tác Comvik (Thụy Điển) vẫn giữ được bộ gen “Tây” nhưng được Việt hoá. MobiFone hiện đứng trong Top 10 thương hiệu lớn của Việt Nam. Những năm qua, MobiFone liên tục có doanh thu và lợi nhuận tăng tốt, đặc biệt là đạt năng suất cao nhất trong các doanh nghiệp viễn thông và cũng là doanh nghiệp được xếp hạng đóng thuế cao nhất cho nhà nước.

Mới đây, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), kết hợp cùng Báo VietnamNet, Tạp chí Thuế - Tổng cục Thuế chính thức tổ chức lễ trao giải nhằm tôn vinh và ghi nhận sự đóng góp của các doanh nghiệp thuộc bảng xếp hạng V1000 năm 2012 - Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Bảng xếp hạng V1000 năm 2012 điểm mặt 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất trong 4 năm liên tiếp, từ năm 2008 đến năm 2011, và lấy mức thuế nộp năm 2011 làm căn cứ xếp thứ hạng các doanh nghiệp trong bảng. Trong bảng xếp hạng này thì MobiFone, VNPT và Viettel nằm trong nhóm top 10 của bảng xếp hạng V1000. Riêng MobiFone đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng này. Đây là con số khá ấn tượng bởi MobiFone chỉ đơn thuần kinh doanh dịch vụ thông tin di động. Tuy nhiên, thứ hạng của MobiFone trong bảng xếp hạng này không phải là kết quả có gì bất ngờ bởi trong nhiều năm qua, MobiFone luôn được đánh giá là mạng di động hoạt động hiệu quả nhất.

Năm 2012, năng suất lao động bình quân của nhân viên MobiFone lên tới 7 tỷ đồng/người/năm. Với con số này, MobiFone đang là mạng di động có năng suất bình quân lao động cao nhất trong các doanh nghiệp viễn thông hiện nay. Ở góc nhìn khác, Bộ TT&TT cho rằng việc để tỷ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao cũng cần phải đường điều chỉnh theo hướng tăng vốn điều lệ để tăng quy mô cũng như tập trung đầu tư mạnh để cho MobiFone có thể có sức bật một cách toàn diện. Điều này sẽ giúp cho MobiFone có được sức cạnh tranh tốt với các đối thủ trong nước khi cuộc chiến trên thị trường di động đang chuyển từ lượng sang chất và tiến tới để MobiFone vươn mình ra thị trường nước ngoài.

Vũ Trang

Theo Quảng cáo