Người bị ngộ độc thường có cảm giác buồn nôn và nôn ngay một vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn. Có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần (phân, nước tiểu có thể có máu) có thể không sốt hay sốt cao trên 38oC.
Trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. Vì thế phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước mà biểu hiện rõ nhất là nôn nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước ; mạch nhanh, thở nhanh, mệt lả, có thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.
Nếu bạn đang có các triệu chứng nôn mửa nhẹ, sốt hay tiêu chảy thì bạn có thể thử một số cách chữa trị tại nhà phổ biến để chống chọi với tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Gừng
Một tách trà gừng có thể làm dịu các triệu chứng đó và ngăn chặn vi khuẩn tấn công. Cũng có thể ngậm một lát gừng trong miệng để ngăn buồn nôn.
Tỏi
Với tính chất kháng khuẩn, kháng nấm và các đặc tính kháng virus, tỏi được cho là một trong những loại thuốc tốt nhất trị ngộ độc thực phẩm.
Trà bạc hà
Cơn đau bụng và chuột rút khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ dịu khi uống trà bạc hà sẽ cứu trợ bạn. Uống từng ngụm trà nhỏ sẽ giúp thư giãn các dây thần kinh và hệ thống.
Chanh
Để diệt vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể dùng chanh vì các thành phần chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus trong chanh sẽ hỗ trợ cơ thể khi bị ngộ độc.
Giấm táo
Với tác dụng kiềm, giấm táo có thể giết chết các vi khuẩn và làm dịu niêm mạc đường tiêu hóa. Trộn 2 muỗng cà phê giấm táo vào một cốc nước nóng và uống nó trước khi ăn.
Húng quế
Các đặc tính kháng khuẩn sẽ tiêu diệt vi sinh vật và làm bớt đi khó chịu ở bụng bằng cách uống nước ép húng quế và thêm một chút mật ong rồi uống nhiều lần trong ngày.
Tuy nhiên, nếu các biện pháp sơ cứu tại nhà không làm giảm các triệu chứng ngộ độc, cần đưa đến cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.