Nguyên nhân ung thư bàng quang đến nay vẫn chưa hoàn toàn rõ rệt, có những trường hợp ung thư bàng quang không tìm ra nguyên nhân.
Ung thư bàng quang có liên quan đến hút thuốc lá, phơi nhiễm tia bức xạ, nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc với hóa chất.
Bản chất của ung thư bàng quang là các tế bào trong bàng quang bị đột biến. Các tế bào bình thường sẽ phát triển bất thường, không kiểm soát được và tạo thành khối u tại bàng quang.
Các triệu chứng thường gặp ở ung thư bàng quang
Đi tiểu ra máu
Đây là một trong những dấu hiệu bệnh ung thư bàng quang cơ bản nhất. Theo tính toán, cứ 10 người mắc ung thư thì có 8 – 9 người đi tiểu có sự xuất hiện của máu thường, máu huyết.
Đi tiểu đau
Cũng giống như đi tiểu ra máu, đi tiểu đau là triệu chứng khá phổ biến. Chúng làm hình thành nên các cơn đau dữ dội. Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu này, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Đi tiểu rắt
Người mắc ung thư bàng quang thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi có lượng nước tiểu rất ít.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Mắc viêm hay nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên. Trong trường hợp này, cần lưu ý bởi rất có thể tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển.
Bệnh nhân mắc ung thư bàng quang có nguy cơ thiếu máu cao. Đôi khi, chúng khiến người bệnh lầm tưởng đến một vài bệnh lý khác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên chủ quan bởi nó là dấu hiệu cho thấy tế bào ung thư đang phát triển mạnh. Ảnh minh họa: Internet
Xuất hiện các cơn đau
Cơ thể xuất hiện những cơn đau tại khu vực dưới lưng, xung quanh thận. Lúc này, bạn nên đi khám để chuẩn đoán và phát hiện bệnh trước khi có biến chứng.
Chân sưng phù
Mặc dù sưng chân không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu sưng chân trong nhiều ngày liền thì tuyệt đối không nên chủ quan. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Giảm cân
Giảm cân không phanh là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Các tế bào ung thư đang có dấu hiệu lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể.
Đau nhức xương
Người mắc ung thư bàng quang thường xuất hiện các cơn đau xương. Ngoài ra, còn đau tại vùng trực tràng, hậu môn hay thậm chí là vùng xương chậu.
Giảm cân không phanh là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Các tế bào ung thư đang có dấu hiệu lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể. Ảnh minh họa: Internet
Thiếu máu
Bệnh nhân mắc ung thư bàng quang có nguy cơ thiếu máu cao. Đôi khi, chúng khiến người bệnh lầm tưởng đến một vài bệnh lý khác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên chủ quan bởi nó là dấu hiệu cho thấy tế bào ung thư đang phát triển mạnh.
Đối tượng nguy cơ bệnh ung thư bàng quang
Cũng giống như nguyên nhân gây bệnh, các yếu tô nguy cơ ung thư bàng quang vẫn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến ung thư bàng quang là:
Những người lớn tuổi có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn những người trẻ.
Người da trắng dễ có nguy cơ ung thư bàng quang hơn người chủng tộc khác.
Đàn ông dễ bị ung thư bàng quang hơn phụ nữ.
Tiền sử gia đình có người mắc phải ung thư bàng quang là yếu tô nguy cơ của bệnh.
Người đã bị ung thư bàng quang cũng có khả năng tái phát do đã điều trị với thuốc chống ung thư cyclophosphamide làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn hai đến ba lần so với những người không hút thuốc lá.
Nghề nghiệp dễ mắc ung thư như làm cao su, chất hóa học, da thuộc, thợ làm tóc, thợ kim khí, thợ in, thợ dệt, tài xế xe tải. Đây là những ngành nghề tiếp xúc thường xuyên với những chất sinh ung.
Những người bị nhiễm ký sinh trùng cũng có nguy cơ ung thư bàng quang.
Ngoài ra, các bệnh lý viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu tái diễn nhiều lẫn hoặc sử dụng ống thông đường tiểu lâu ngày cũng gây nên ung thư bàng quang.