Bệnh thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm, khả năng lọc và bài tiết các chất cặn bã bị hạn chế, khiến các độc tố có trong máu không được thoát hết ra ngoài mà tồn đọng lại trong cơ thể. Tnhf trạng này kéo dài sẽ gây viêm nhiễm đường tiết niệu là nguyên nhân gây ra các bệnh lý khác liên quan đến thận. Bệnh thận diến biến rất âm thầm, đến khi phát hiện thì tình trạng bệnh đã nguy kịch. Do đó khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của thận yếu, người bệnh nên chủ đông đi khám và tìm biện pháp chữa trị kịp thời.
Khó ngủ
Khi thận có vấn đề nghĩa là độc tố không thể đào thải ra ngoài và bị tồn lại trong máu. Mức độ độc tố tăng lên khiến bạn khó ngủ. Đó là lý do tại sao khi bạn ngủ ít thì nguy cơ bị giảm chức năng thận càng tăng.
Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược
Thận khỏe mạnh và hoạt động tốt sẽ chuyển đổi Vitamin D trong cơ thể để duy trì xương chắc khỏe và sản xuất một loại hormone gọi là Erythropoietin (EPO). Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi thận gặp vấn đề thì sẽ ít tạo ra EPO. Sự suy giảm của các tế bào hồng cầu (những tế bào mang oxy) dẫn đến hiện tượng mệt mỏi nhanh chóng.
Da khô và ngứa
Thận khỏe mạnh thực hiện công việc bằng cách loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong cơ thể. Da ngứa và khô báo hiệu việc cân bằng các khoáng chất và chất dinh dưỡng đã gặp vấn đề dẫn đến bệnh xương và thận.
Khi thận có vấn đề nghĩa là độc tố không thể đào thải ra ngoài và bị tồn lại trong máu. Mức độ độc tố tăng lên khiến bạn khó ngủ. Đó là lý do tại sao khi bạn ngủ ít thì nguy cơ bị giảm chức năng thận càng tăng. Ảnh minh họa: Internet
Hôi miệng
Khi chất thải tích tụ trong máu, nó sẽ thay đổi hương vị thức ăn và khiến miệng bạn bị hôi như có mùi kim loại. Hôi miệng là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố trong máu. Hơn nữa, bạn có thể không muốn ăn thịt và mất cảm giác ngon miệng.
Khó thở
Mối liên quan giữa bệnh thận và chứng khó thở, đặc biệt là khi không vận động nhiều có thể do 2 yếu tố. Đầu tiên, chất lỏng dư thừa trong cơ thể di chuyển vào phổi khi thận hoạt động kém. Thứ hai, thiếu máu làm mất oxy của cơ thể và điều này dẫn đến khó thở.
Sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay
Thận hoạt động kém sẽ không thể loại bỏ độc tố khỏi cơ thế. Việc này dẫn đến hiện tượng tích natri gây sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay của bạn. Sưng phần dưới của cơ thể cũng có thể báo hiệu bệnh tim và gan hoặc các vấn đề về tĩnh mạch chân.
Bị đau lưng
Suy thận có thể dẫn đến đau lưng thường là phần lưng ngay dưới xương sườn. Ngoài ra bạn có thể bị đau phía trước háng hoặc vùng hông. Đau lưng và chân có thể do u nang thận.
Thận khỏe mạnh và hoạt động tốt sẽ chuyển đổi Vitamin D trong cơ thể để duy trì xương chắc khỏe và sản xuất một loại hormone gọi là Erythropoietin (EPO). Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi thận gặp vấn đề thì sẽ ít tạo ra EPO. Sự suy giảm của các tế bào hồng cầu (những tế bào mang oxy) dẫn đến hiện tượng mệt mỏi nhanh chóng. Ảnh minh họa: Internet
Bọng mắt
Một dấu hiệu sớm rằng hệ thống lọc của thận của bạn bị hư hỏng là bạn có thể thấy protein trong nước tiểu và xuất hiện bọng mắt. Các bọng quanh mắt của bạn có thể do thận đang bị rò rỉ một lượng lớn protein vào nước tiểu.
Cao huyết áp
Hệ thống tuần hoàn và thận phụ thuộc vào nhau. Thận có nephron nhỏ lọc chất thải và chất lỏng bổ sung từ máu. Nếu các mạch máu bị tổn thương, các nephron lọc máu sẽ nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao huyết áp cao là nguyên nhân thứ hai gây suy thận.
Nước tiểu thay đổi bất thường
Bình thường nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt nếu một ngày bạn uống đủ nước, hoặc vàng sậm nếu lượng nước nạp vào cơ thể quá ít. Tuy nhiên, cũng có một vài thay đổi sau sẽ tố cáo chức năng thận đang bị suy yếu:
Tiểu đêm nhiều lần: tiểu trên 2 lần một đêm sẽ được coi là đi tiểu nhiều, khi thận yếu, chức năng lọc suy giảm sẽ dẫn đến đi tiểu nhiều.
Nước tiểu có nhiều bọt: Nước tiểu có chứa nhiều bọt và lâu tan cho thấy lượng protein dư thừa có chứa trong nước tiểu quá nhiều, chứng tỏ chức năng lọc của thận đã bị suy giảm
Nước tiểu có lẫn máu: thận hư làm máu có thể bị rò rỉ ra ngoài làm nước tiểu có thể chuyển sang màu hồng , hoặc hơi đỏ. Dấu hiệu này cho thấy có thể trong thận có chứa khối u hoặc có sỏi.
Nước tiểu có bọt.
Hệ thống tuần hoàn và thận phụ thuộc vào nhau. Thận có nephron nhỏ lọc chất thải và chất lỏng bổ sung từ máu. Nếu các mạch máu bị tổn thương, các nephron lọc máu sẽ nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao huyết áp cao là nguyên nhân thứ hai gây suy thận. Ảnh minh họa: Internet
Những bệnh lý thường gặp ở thận
Suy thận: Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm các chức năng bài tiết chất độc và lượng nước dư thừa không triệt để, kéo theo sức khỏe ngày càng suy kiệt. Suy thận bao gồm suy thận cấp, suy thận mạn. Khi người bệnh mắc phải suy thận mạn có thể sẽ phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận mới có thể duy trì sự sống.
Sỏi thận: Khi bị bệnh sỏi thận và sỏi đường tiết niệu, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt lưng, có thể kèm theo hiện tượng sốt hoặc không sốt…
Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận – niệu là do có sự rối loạn chuyển hóa các chất dẫn đến lượng canxi trong nước tiểu tăng Viêm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân gây lên bệnh sỏi thận.
Viêm thận: Viêm thận là tình trạng bệnh do nhiễm khuẩn bao gồm viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính. viêm cầu thận mạn là biến chứng của viêm cầu thận cấp, nguyên nhân do điều kiện vẹ sinh kém, tạo điều kiện vi khuẩn khu trú, lâu ngày sẽ gây bệnh.
Viêm ống thận cấp: Bệnh thường do ngộ độc thuỷ ngân, chì, sunfamit khiến người bệnh không tiểu được hoặc tiểu đươc nhưng lượng urê máu cao, nước tiểu có protein, nhiều hồng cầu, bạch cầu trụ hình hạt.
Bệnh thận nhiễm mỡ: Triệu chứng dễ nhìn thấy nhát của bệnh thận nhiễm mỡ là phù
Hội chứng thận hư: Hội chứng thận hư xảy ra khi các tác nhân gây bệnh đọng lại ở cầu thận.
Thay đổi lối sống để phòng bệnh
Bên cạnh các phương pháp điều trị, các thay đổi trong lối sống cũng có thể làm giảm quá trình tiến triển của bệnh thận mạn tính.
Kiểm soát huyết áp và đường huyết
Chế độ ăn uống lành mạnh (giảm đạm hoặc giảm muối)
Giảm cân
Bắt đầu luyện tập aerobic 3 lần, mỗi lần 30 phút
Bỏ thuốc lá
Tránh một số thuốc giảm đau
Tuy nhiên, luôn tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và các tư vấn y tế trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào.