Bởi thế, “việc đào lên rồi lại lấp xuống vẫn sẽ tiếp tục diễn ra” - ông Tiến nói tại Hội thảo “Quản lý đầu tư xây dựng công trình ngầm đô thị” được tổ chức hôm qua ở Hà Nội.
Theo ông Lưu Đức Hải - Cục trưởng Phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng), tốc độ đô thị hóa không ngừng tăng, sự khan hiếm về quỹ đất bề mặt đã tạo một áp lực lớn lên khu vực nhà ở, các công trình giao thông lẫn các công trình công cộng.
“Dù ở Hà Nội và TPHCM có nhiều công trình ngầm lớn, tầng hầm trở nên phổ biến nhưng vấn đề nan giải nhất là hành lang pháp lý chưa đủ, quy hoạch còn nhiều bất cập” - Ông Hải nói.
Trên thực tế, quy định về công trình ngầm đều rất sơ sài hoặc bỏ qua. Luật Quy hoạch Đô thị đề cập xây dựng công trình ngầm thì đến 1/1/2010 mới có hiệu lực.
Hai luật còn lại, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, đều đề cập rất ít. Theo ông Hải, điều này làm khó cơ quan quản lý mỗi khi công trình ngầm xảy ra sự cố.
Hầu hết các đô thị chưa lập được bản đồ hiện trạng tổng hợp các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, trong khi mỗi công trình (điện, nước, thông tin) lại được quản lý bởi nhiều cơ quan và việc lắp đặt bố trí ở các độ sâu khác nhau dẫn đến hiện tượng đào lên lấp xuống các con đường thường xuyên xảy ra, nhiều nơi đang rầm rộ triển khai dự án xây dựng bãi đỗ xe ngầm, tuy nhiên chưa có quy hoạch cụ thể, rõ ràng.
Công trình ngầm là loại công trình thi công xây dựng rất phức tạp, độ rủi ro cao, việc thi công lẫn vận hành khai thác đều đòi hỏi tính kỹ thuật và trình độ cao.
Việc chưa có các quy chuẩn cụ thể đã khiến các công trình ngầm, đặc biệt công trình ngầm ở các công trình xây dựng trăm hoa đua nở, chẳng theo một quy định nào.
Theo ông Lưu Đức Hải, Nhà nước cần có chiến lược đi trước một bước, bỏ kinh phí để lập nghiên cứu, lập quy hoạch một cách bài bản cho việc phát triển không gian ngầm trong tương lai.