> Chủ tịch nước gặp gỡ người Việt tại Vladivostok
Hai bên cho rằng, trong tình hình hiện nay, việc không ngừng tăng cường sự tin cậy về chính trị, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam- Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định không ngừng tăng cường và củng cố quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng tình hữu nghị với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí về nhiều phương hướng lớn thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới như tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; thúc đẩy hợp tác thực chất cùng có lợi trên tất cả lĩnh vực, nhất là kinh tế - thương mại; đẩy mạnh giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ hai nước; tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước; phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Về vấn đề trên biển, hai bên cần kiên trì thông qua đàm phán, đối thoại giải quyết thỏa đáng vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không để vấn đề biển Đông ảnh hưởng sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ, trong quá trình giải quyết vấn đề biển Đông, hai bên cần thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, giải quyết thỏa đáng mọi tranh chấp và những vấn đề mới nảy sinh thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố Ứng xử của các bên ở biển Đông và tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử tại biển Đông.
Phát biểu tại Hội nghị cấp cao doanh nghiệp APEC
Ngày 7-9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao doanh nghiệp APEC năm 2012 - phiên toàn thể có chủ đề Nước - Nguồn tài nguyên chiến lược toàn cầu mới.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: Nước sạch đang ngày càng trở thành một tài nguyên chiến lược khan hiếm toàn cầu, không chỉ tác động phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng môi trường an ninh của nhiều quốc gia, nhiều châu lục trên thế giới.
Đã đến lúc cần phải có cách tiếp cận toàn diện và dành sự quan tâm đầy đủ đối với vấn đề khai thác, sử dụng, quản lý bền vững tài nguyên nước trên toàn thế giới.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị: Việc bảo vệ, quản lý tài nguyên nước cần được đặt trong chiến lược phát triển bền vững và chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng của từng quốc gia, từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Diễn đàn APEC cần khẩn trương hình thành cơ chế đối thoại về tài nguyên nước, và cần gắn với chiến lược tăng trưởng mới của APEC cũng như trụ cột hợp tác về an ninh con người, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu.
APEC cần phát huy vai trò, hỗ trợ và kết nối các chương trình tiểu vùng, khu vực cũng như các nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực này…