Chiêm ngưỡng ngôi nhà dùng cây xanh làm rèm cửa

TPO - Giữa các khối chính là mặt nước, cây xanh và giao thông theo chiều dọc tạo nên những không gian mở và khép kín để đón gió tốt hơn, đồng thời cây xanh đóng vai trò như một tấm rèm làm dịu đi những tia nắng gay gắt chiếu thẳng vào nhà.

Công trình này là nơi ở kết hợp văn phòng làm việc nên cách bố trí công năng có nhiều điểm đặc biệt. Kiến trúc sư mong muốn tạo nên một ngôi nhà đơn giản đến từng chi tiết, tối giản trong vật liệu sử dụng và bền bỉ theo thời gian, thích ứng với khí hậu khắc nghiệt của miền Trung Việt Nam.

Bố cục của ngôi nhà được hình thành từ 3 khối chính dọc theo chiều dài khu đất, lùi ra xa khu vực xung quanh để hoàn toàn chủ động về thông gió, chiếu sáng mà không phụ thuộc vào mật độ xây dựng của các công trình xung quanh.

Giữa các khối chính là mặt nước, cây xanh và giao thông theo chiều dọc tạo nên những không gian mở và khép kín để đón gió tốt hơn, đồng thời cây xanh đóng vai trò như một tấm rèm làm dịu đi những tia nắng gay gắt chiếu thẳng vào nhà.

Toàn bộ không gian tầng 1 được sử dụng làm văn phòng làm việc với lối đi riêng biệt không phụ thuộc vào sinh hoạt của gia đình ở các tầng trên.

Ngôi nhà cao ba tầng nhưng hệ thống mái phía trước được hạ thấp để tránh cảm giác hùng vĩ và kéo tỷ lệ công trình rộng hơn theo chiều ngang.

Hình thức của công trình là những khối hình học đơn giản, vật liệu đơn giản, mộc mạc và màu sắc bền bỉ theo thời gian như bê tông lộ thiên và đá đánh bóng. Các không gian kết hợp vật liệu đơn giản, ánh sáng tự nhiên và cây xanh tạo nên những trải nghiệm thú vị.

Rèm trồng cây leo giúp giảm ánh nắng trực tiếp nhưng vẫn đảm bảo thông gió tự nhiên đồng thời tạo bản sắc riêng cho công trình.

Ao giữa hai dãy nhà tạo cảnh quan và làm mát không khí trong những ngày nắng nóng.

Chất liệu nội thất cũng đồng nhất với ngoại thất và được kết hợp với chất liệu chính là gỗ tự nhiên tạo nên cảm giác mộc mạc và bền vững cho ngôi nhà nhiệt đới.

Không gian phòng ngủ thoáng mát, ngập ánh sáng tự nhiên.

Theo PsA Architecture/Archdaily